Tại sao lương trả theo thời gian là chi phí bất biến (định phí) ?!

  • Thread starter lovelyhaphong
  • Ngày gửi
L

lovelyhaphong

Guest
27/8/10
1
0
0
Nhà Trọ
Lương trả theo doanh thu là chi phí khả biến (biến phí) vì sự thay đổi của doanh thu chịu tác động bởi sự thay đổi của số lượng sản phẩm làm ra, lương trả theo doanh thu thay đổi theo sự thay đổi của số lượng sản phẩm làm ra vậy nên nó là chi phí khả biến.
Giờ hành chính là làm việc 8 tiếng/ngày nhưng nếu tăng ca thì đương nhiên số lượng sản phẩm làm ra phải tăng lên nên chưa chắc lương trả theo thời gian là chi phí bất biến, nó cũng có thể là chi phí khả biến
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
S

songcham

Cao cấp
17/7/08
533
4
18
HCM
Theo ý mình, ta nên hiểu vấn đề một cách "cởi mở" hơn.
Các khái niệm, đặc biệt là trong phạm vi các vấn đề kinh tế, xã hội không thể đúng "tuyệt đối". Ví dụ khái niệm "Nợ" trong kế toán. Nếu bạn đưa ra hỏi sẽ nhận được vô vàn đáp án khác nhau.
Một điểm nữa cần lưu ý, là nên đặt khái niệm trong một phạm vi khả dĩ, bởi vì chúng khó có thể đáp ứng cho tất cả các trường hợp, đó cũng là tính "tương đối" nêu trên. Bây giờ xem lại lập luận của bạn về vấn đề "tại sao xác định chi phí lương trả theo thời gian là chi phí bất biến?" Theo chỗ bạn phản biện, có thể thấy rằng bạn cũng đồng ý lương trả theo thời gian là định phí trong trường hợp làm 8h/ngày bình thường, không kể tăng ca. Vậy bạn đúng trong trường hợp tăng ca? Thực ra, ngay chỗ này cũng mang tính tương đối rồi. Ví dụ hôm nay bạn tăng ca 4 tiếng nữa và làm ra thêm 1.000 sản phẩm, bạn được trả thêm 100.00đ. Hôm sau bạn tăng ca và chỉ làm ra thêm 800 sản phẩm nhưng bạn vẫn được trả thêm 100.000đ (lương trả theo thời gian). Như vậy, chi phí lương trả theo thời gian cho phần làm thêm giờ này đâu nhất định phải là biến phí phải không?
Nếu bạn nghiên cứu lại lần nữa cách người ta bàn về phân loại biến phí và định phí bạn nhất định sẽ thấy người ta đặt ra các "cung giá trị" cho một loại chi phí nào đó. Nói cách khác, chi phí đó sẽ là định phí, biến thí x lần hay (x+1) lần theo sản lượng sản xuất/doanh thu...trong một khoảng giá trị nhất định mà thôi.
Dễ thấy nhất là chi phí điện thoại, thông thường bạn càng gọi nhiều thì càng phải trả tiền nhiều. Nhưng nếu bạn không thực hiện cuộc gọi bạn vẫn phải trả tiền thuê bao cố định hàng tháng.
Bạn sẽ tìm ra rất nhiều ví dụ thế này cho đến khi không còn ngạc nhiên tại sao lại xác định chi phí này là biến phí, chi phí kia là định phí được không?
 
ketoana2

ketoana2

Cao cấp
15/8/08
664
133
43
41
TP.HCM
Lương trả theo thời gian là chi phí bất biến là hợp lý
Còn lương trả theo sản phẩm thì mới là biến phí (chi phí khả biến)
- So sánh như vậy là bạn đã hiểu rõ rồi!
Chi phí nào mà gắn liền với sự tăng, giảm của sản phẩm hay doanh thu mà cân, đong, đo, đếm đựoc chính xác thì là biến phí.
Nếu không thì là định phí, hoac là chi phí hỗn hợp!
 
T

tuyemktlc

Sơ cấp
27/9/09
8
0
1
Lao Cai
Mình không đồng ý với ý kiến của các bạn lắm. Theo mình lương trả theo thời gian sẽ là chi phí hỗn hợp là chính xác nhất, còn nếu nói là chi phí cố định thì nó chỉ có ý nghĩa đúng tương đối thôi, vì nó chỉ đúng với các nhân viên làm hành chính 8h/ngày, còn sẽ không đúng khi áp dụng cho công nhân sản xuất. Vậy với công nhân sản xuất thì nó là chi phí hỗn hợp (bao gồm cả chi phí cố định và chi phí biến đổi: FC là phần lương trả cho thời gian làm việc định mức 8h/ngày, còn phần biến phí là phần làm tăng ca, làm thêm giờ)
 
B

boybuon117

Guest
3/12/10
4
0
0
37
HCM
tất cả những khái niệm trong kinh tế đều mang tính "tương đối" mà thôi.
Nhưng xét theo bản chất thì : lương NV trực tiếp vào việc sản xuất là biến phí , còn lương nv bán hàng và quản lí là định phí.
 
tất cả những khái niệm trong kinh tế đều mang tính "tương đối" mà thôi.
Nhưng xét theo bản chất thì : lương NV trực tiếp vào việc sản xuất là biến phí , còn lương nv bán hàng và quản lí là định phí.

Mọi khái niệm về kế toán chỉ mang tình tương đối mà thôi, nhất lại là KTQT.

Lương NV trực tiếp thì vào Giá vốn hàng bán tất nhiên là biến phí rồi.
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA