Webketoan – Trang tin Tài chính – Kế toán – Thuế

Thực hành quản trị dòng tiền với DN SME

Quản trị dòng tiền với doanh nghiệp SME

Hoạt động của DN nói chung tóm tắt lại ở hai hoạt động chính MUA VÀO nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ, … rồi tiến hành hoạt động sản xuất và sau đó BÁN RA. Đi cùng với hai hoạt động đó DN thực hiện CHI TIỀN RA và THU TIỀN VỀ. Đây chính là hoạt động của DÒNG TIỀN. Tiền được ví như là “máu” của DN.

Dòng tiền cùng với Lợi nhuận là hai yêu tố đánh giá sức khỏe DN. DN gặp khó khăn về dòng tiền sẽ ảnh hưởng lớn hoạt động sản xuất kinh doanh và nghiêm trọng có thể dẫn tới rủi ro phá sản DN. Vì thế DN cần phải có cơ chế đảm bảo dòng tiền thông suốt và hiệu quả cao nhất có thể, đây chính là hoạt động QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN.

Điều kiện để DN SME có thể triển khai hoạt động quản trị dòng tiền:

Một số biểu hiện của việc không quản trị được dòng tiền ở các DN SME:

  1. Thường xuyên có nợ quá hạn: Do hoạt động dự báo, lập kế hoạch dòng tiền không có hoặc chưa chính xác dẫn đến DN không chủ động được dòng tiền và không thanh toán được nợ đến hạn.
  2. Phát sinh nợ vay ngắn hạn quá lớn, thậm chí có những khoản nợ lãi suất cao.
  3. Lệch thời điểm của dòng tiền thu và dòng tiền chi: Tình trạng này hay xảy ra với DN làm theo dự án. Nếu không có kế hoạch, cân đối tổng thể thì có thể thường xuyên có nợ đến hạn đến trước khi có nguồn tiền về, dẫn thường xuyên thiếu tiền ngắn hạn và phát sinh qua hạn nợ làm mất uy tín DN.
  4. Sử dụng tiền không đúng mục đích, không có kế hoạch.
  5. Tiềm ẩn rủi ro phá sản DN do không thanh toán được nợ đến hạn.

Quản trị dòng tiền ở DN SME cơ bản có bốn hoạt động sau:

  1. Dự báo và lập kế hoạch dòng tiền
  2. Dự báo và tối ưu vốn lưu động
  3. Báo cáo dòng tiền định kỳ tuần, tháng, quý , năm
  4. Cảnh báo tình trạng dòng tiền và đề xuất phương án nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Các nội dung thực hành nêu trên sẽ được giới thiệu chi tiết trong Khóa học QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN . Xin mời các bạn tham gia.

Kết luận:

Kinh nghiệm của mình thông qua lập kế hoạch dòng tiền sẽ dự báo được tình trạng thừa tiền và thiếu tiền. Từ đó DN sẽ có phương án chủ động. Doanh nghiệp có nguồn thu dồi dào, số dư tài khoản thanh toán lớn nhưng lại biến động linh hoạt để mua nguyên vật liệu nên không thể gửi tiết kiệm dài hạn thì có thể tìm đến các ngân hàng đang có mức ưu đãi lãi suất tài khoản không kỳ hạn tốt. Mức trần của Ngân hàng nhà nước đang ban hành là 0.5%. Doanh nghiệp có thời điểm thiếu tiền ngắn hạn thì ta sử dụng hạn mức thấu chi để dự phòng sử dụng khi cần. Cả 2 nhu cầu này ngân hàng MSB đều đáp ứng rất tốt ở tài khoản M-smart và giải pháp cấp tín chấp online siêu tốc.

 

Exit mobile version