Webketoan – Trang tin Tài chính – Kế toán – Thuế

Rủi ro

CHUYÊN ĐỀ III : QUẢN LÝ RỦI RO

BÀI 2 – RỦI RO

Một đặc điểm mà hầu như tất cả mọi người đều giống nhau là chúng ta không thích rủi ro và những gì không chắc chắn. Tuy nhiên, một trong những thực tế mà chúng ta phải đối mặt là không ai trong chúng ta có thể kiểm soát mọi điều sẽ xảy ra trong tương lai và có một số rủi ro rất tự nhiên mà mỗi người trong chúng ta phải đối mặt.

Có ba loại rủi ro chính : rủi ro cá nhân, rủi ro tài sản và rủi ro liên quan đến nợ phải trả hoặc rủi ro trách nhiệm pháp lý. Bất kỳ rủi ro nào mà chúng ta phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày đều có thể thuộc một trong các rủi ro này.

– Rủi ro cá nhân, bao gồm nguy cơ chấn thương mà chúng ta có thể phải đối mặt, sức khỏe kém trong tương lai hoặc có thể có nguy cơ mất việc làm và thất nghiệp trong một khoảng thời gian.

– Rủi ro tài sản sẽ bao gồm bất cứ điều gì sẽ liên quan đến việc mất tài sản mà chúng ta sở hữu, hoặc việc mất giá trị của tài sản mà chúng ta sở hữu.

– Rủi ro trách nhiệm, đề cập đến thiệt hại đối với tình trạng của người khác hoặc tài sản của người khác mà chúng ta có trách nhiệm.

Các rủi ro này liên quan đến sức khỏe hay gây thương tích cho chúng ta, liên quan đến việc gây thiệt hại cho tài sản của chúng ta, và cả những thiệt hại xuất phát từ hành vi cẩu thả của chúng ta, ảnh hưởng đến sức khỏe, hay tài sản hoặc giá trị tài sản của người khác.

Một số ví dụ mà chúng ta có thể thấy ở thực tế.

Rủi ro có thể phân loại thành :

Cách thức chúng ta tiếp cận và quản lý những rủi ro này sẽ phụ thuộc vào nhóm của chúng.

Vậy chính xác thì quản lý rủi ro là gì? Quản lý rủi ro thường được nói đến như một quá trình về cơ bản bao gồm hai bước chính.

– Trước hết, chúng ta sẽ xem xét và xác định và đánh giá các rủi ro khác nhau mà chúng ta phải đối mặt. Chúng thuộc loại nào : rủi ro cá nhân, rủi ro tài sản hay rủi ro trách nhiệm pháp lý. Qua đó chúng ta sẽ đánh giá mối nguy hiểm là gì hoặc những kết quả tiêu cực tiềm ẩn mà chúng ta có thể phải đối mặt từ mỗi rủi ro đó có thể là gì.

– Thứ hai, một khi chúng ta đã hiểu rõ về hồ sơ rủi ro mà chúng ta phải đối mặt, chúng ta sẽ sử dụng các công cụ và nguồn lực và chiến lược sẵn có để quản lý những rủi ro đó ra sao?

Mục đích của một kế hoạch quản lý rủi ro là xác định những rủi ro tiềm ẩn và đưa ra một kế hoạch để thay đổi mức độ rủi ro mà chúng ta phải đối mặt hoặc giảm thiểu độ rủi ro xuống mức mà chúng ta có thể chấp nhận được với tư cách cá nhân. Đây là một điểm rất quan trọng mà chúng ta cần hiểu trong suốt phần quản lý rủi ro. Tất cả chúng ta là những cá nhân khác nhau, có mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau. Vì vậy, không có câu trả lời đúng hay sai về các chiến lược và các hành động quản lý rủi ro.

Để quản lý rủi ro thì có các công cụ sau :

TÓM TẮT

Quá trình quản lý rủi ro liên quan đến việc xác định và đánh giá rủi ro mà một cá nhân phải đối mặt và sau đó đưa ra một chiến lược để sử dụng các chiến lược, các công cụ và thực hiện các hành động tốt nhất, kết hợp hiệu quả nhất các phương án để quản lý rủi ro đó, đưa rủi ro tổng thể cá nhân chúng ta xuống mức có thể chấp nhận được.

Mức độ chấp nhận được này là khác nhau giữa các cá nhân. Vì vậy, không có câu trả lời đúng hay sai về số tiền bảo hiểm bạn nên có hoặc quỹ khẩn cấp của bạn có thể cần lớn như thế nào.

Nguồn : Hana Tran

Biên tập : Trần Thị Mai Hân ( Hana Tran )

An toàn tài chính – Webketoan – Tư vấn Kế toán online

Exit mobile version