Quy định mới về lãi suất chậm đóng, truy đóng BHXH, BHTN và chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản cho người lao động

Đăng bởi: Nguyễn Hải Tâm - Tuesday 28/02/2017 - 24772 lượt xem.

I. Tăng lãi suất tính lãi chậm đóng, truy đóng BHXH, BHTN

Theo quyết định 60/2015/QĐ-TTg và Thông báo số 425/TB-BHXH từ BHXH Việt Nam

Thông báo mức lãi suất áp dụng từ ngày 01/01/2017
+ Lãi suất tính lãi chậm đóng, truy đóng BHXH, BHTN là 1,3166%/tháng
+ Lãi suất tính lãi chậm đóng BHYT là 0,967%/tháng.
+ Lãi suất (nếu có) áp dụng đối với trường hợp tham gia BHXH tự nguyện năm 2017: 0,6583%/tháng

Áp dụng tại TP.HCM
Các tỉnh thành khác tùy theo thông báo từ cơ quan BHXH, có thể sẽ làm tròn 1.32%/tháng (BHXH, BHTN) và 0,97%/tháng (BHYT) như tỉnh lâm đồng., hay giống TP.HCM như tỉnh Hà Giang.

Mức lãi suất chậm đóng, truy đóng BHYT mới từ năm 2018: http://www.webketoan.vn/thong-bao-giam-lai-suat-cham-dong-bhyt-tu-01-01-2018.html

Nguồn tham khảo: Thông báo 491/BHXH-QLT, ngày 13/03/2017

Thông báo 67/TB-BHXH, ngày 10/01/2017
—————–
CÁCH TÍNH LÃI SUẤT CHẬM ĐÓNG

1. Tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN

1.1. Đơn vị chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN từ 30 ngày trở lên, kể từ ngày phải đóng theo quy định thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chưa đóng.

1.2. Phương thức tính lãi: ngày đầu hằng tháng.

1.3. Công thức tính lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN:

Lcđi = Pcđi x k (đồng) (1)

Trong đó:
* Lcđi: tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN tính tại tháng i (đồng).
* Pcđi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN chậm đóng quá thời hạn phải tính lãi tại tháng i (đồng), được xác định như sau:
Pcđi = Plki – Spsi (đồng) (2)

Trong đó:

Plki: Tổng số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (không bao gồm số tiền lãi chậm đóng, lãi truy thu các kỳ trước còn nợ nếu có).

Spsi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, xác định như sau:
+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức hằng tháng: số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng phát sinh bằng số tiền phát sinh của tháng trước liền kề tháng tính lãi;
+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức ba (03) tháng, sáu (06) tháng một lần: số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng phát sinh bằng tổng số tiền phải đóng phát sinh của các tháng trước liền kề tháng tính lãi chưa đến hạn phải đóng.

* k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%), xác định như sau:

– Đối với BHXH bắt buộc, BHTN, k tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân năm trước liền kề theo tháng do BHXH Việt Nam công bố.

– Đối với BHYT, k tính bằng bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng tính theo tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm trước liền kề. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng.

Ví dụ 1: Tính lãi chậm đóng đối với đơn vị đóng BHXH, BHYT, BHTN theo phương thức đóng hàng tháng

Doanh nghiệp B nợ đóng BHXH tháng 01, tháng 02 năm 2017

Ví dụ 2: Tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với đơn vị đóng theo phương thức đóng ba (03) tháng, hoặc sáu (06) tháng một lần một lần (để đơn giản, dưới đây nêu ví dụ tính lãi chậm đóng BHXH, BHTN. Việc tính lãi chậm đóng BHYT thực hiện tương tự).



1.4. Số tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN phải thu trong tháng, gồm: số tiền lãi chậm đóng lũy kế đến cuối tháng trước liền kề chuyển sang và số tiền lãi chậm đóng tính trên số tiền chậm đóng phát sinh trong tháng được xác định theo quy định tại Điểm 1.3 Mục này.

Ví dụ 3:


1.5. Hằng năm, trong thời hạn 15 ngày đầu của tháng 01, BHXH Việt Nam thông báo mức lãi suất bình quân theo tháng trên cơ sở mức lãi suất bình quân quy định tại Điểm a và b Khoản 3 Điều 6 Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, BHTN và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN cho BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an để thống nhất thực hiện.

2. Tính lãi truy thu

2.1. Các trường hợp truy thu:

a) Truy thu do trốn đóng: Trường hợp đơn vị trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN (sau đây gọi là trốn đóng) được cơ quan BHXH, cơ quan có thẩm quyền phát hiện từ ngày 01/01/2016 thì ngoài việc truy thu số tiền phải đóng theo quy định, còn phải truy thu số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng.

b) Truy thu đối với người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) về nước truy đóng BHXH cho thời gian đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động chưa đóng: trường hợp sau 6 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động về nước mới thực hiện truy đóng BHXH thì số tiền truy thu BHXH được tính bao gồm: số tiền phải đóng BHXH theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng.

c) Truy thu do điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH, BHTN cho người lao động: trường hợp sau 6 tháng kể từ ngày người có thẩm ký quyết định hoặc HĐLĐ (phụ lục HĐLĐ) nâng bậc lương, nâng ngạch lương, điều chỉnh tăng tiền lương, phụ cấp tháng đóng BHXH, BHTN cho người lao động mới thực hiện truy đóng BHXH, BHTN thì số tiền truy thu BHXH, BHTN được tính bao gồm: số tiền phải đóng BHXH, BHTN theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng.

d) Các trường hợp khác theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

2.2. Tiền lương làm căn cứ truy thu, tỷ lệ truy thu:

a) Tiền lương làm căn cứ truy thu là tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với người lao động theo quy định của pháp luật tương ứng thời gian truy thu, tiền lương này được ghi trong sổ BHXH của người lao động.

b) Tỷ lệ truy thu: tính bằng tỷ lệ (%) tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN từng thời kỳ do Nhà nước quy định.

2.3. Công thức tính lãi:


Trong đó:

Ltt: tiền lãi truy thu;
v: số tháng trốn đóng trong năm j phải truy thu;
y: số năm phải truy thu;
Pttij: Số tiền phải truy thu BHXH, BHYT, BHTN của tháng i trong năm j;
Nij: thời gian trốn đóng tính bằng số tháng kể từ tháng trốn đóng i của năm j đến tháng trước liền kề tháng thực hiện truy thu, theo công thức sau:

Nij = (T0 – Tij) – 1 (4)

Trong đó:
T0: tháng tính tiền truy thu (theo dương lịch);
Tij: tháng phát sinh số tiền phải đóng Pttij (tính theo dương lịch);
kj: lãi suất tính lãi chậm đóng (%).

Trường hợp truy thu thời gian trốn đóng trước ngày 01/01/2016, k tính bằng mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với các tháng của năm 2016 theo quy định tại Điểm 1.3 Mục I Công văn 1379/BHXH-BT.

Nguồn: Công văn 1379/BHXH-BT, BHXH Việt Nam, ngày 20/04/2016

 

II. Tạm dừng chuyển tiền trợ cấp ốm đau, thai sản , dưỡng sức vào tài khoản của người lao động.

 

BHXH TP.HCM thông báo sẽ tạm dừng việc chuyển tiền chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức vào tài khoản cá nhân của người lao động từ ngày 27/02/2017 trở đi cho đến khi có thông báo mới (việc đơn vị sử dụng lao động cung cấp tài khoản của người lao động cho cơ quan BHXH vẫn thực hiện bình thường).

Đối với những hồ sơ đã nộp cho cơ quan BHXH trước ngày 27/02/2017 và có yêu cầu trả trợ cấp vào tài khoản của người lao động, nếu cơ quan BHXH không chuyển khoản được thì khi trả kết quả sẽ có thông báo kèm theo để đơn vị biết và chi trả trực tiếp cho người lao động.

Các đơn vị sử dụng lao động sắp xếp và tổ chức chi trả tiền trợ cấp cho người lao động sau khi được cơ quan BHXH xét duyệt và chuyển tiền cho đơn vị.

Nguồn: Công văn 356/BHXH-CĐ, ngày 24/02/2017

Nhập môn kế toán quản trị