So sánh sự thay đổi về BHXH, BHYT, BHTN trước và từ sau ngày 01/01/2018

Đăng bởi: Nguyễn Hải Tâm - Friday 28/04/2017 - 17567 lượt xem.

Theo Luật bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, thì từ ngày 01/01/2018, một số vấn đề liên quan đến BHXH, BHYT, BHTN có sự thay đổi so với hiện nay.

Một số từ ngữ viết tắt trong bài viết:

– BHXH: Bảo hiểm xã hội                                              – HĐLĐ: Hợp đồng lao động

– BHYT: Bảo hiểm y tế                                                   – NLĐ: Người lao động

– BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp                                      – NSDLĐ: Người sử dụng lao động

– QĐND: Quân đội nhân dân                                         – CAND: Công an nhân dân

Dưới đây là bảng so sánh:

 Nội dung  Trước ngày 01/01/2018  Sau ngày 01/01/2018 
Đối tượng đóng BHXH bắt buộc (NLĐ là công dân Việt Nam) – Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

– Cán bộ, công chức, viên chức;

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp QĐND; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật CAND; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

– Hạ sĩ quan, chiến sĩ QĐND; hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

 

Có thêm:  Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng
NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam Không được quyền tham gia BHXH bắt buộc Được quyền tham gia BHXH bắt buộc (áp dụng đối với NLĐ có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp)
Tiền lương tháng đóng BHXH Mức lương + Phụ cấp lương Mức lương + phụ cấp lương + các khoản bổ sung khác
Mức lương hưu hàng tháng Lao động nam:

= 45 % x mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó, cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2%

Lao động nữ:

= 45 % x mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó, cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 3%

Mức tối đa = 75%

 

Lao động nam:

= 45% x mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 16 năm đóng BHXH vào năm 2018, sau đó, cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2%

Vào năm 2019, tương ứng 17 năm

Vào năm 2020, tương ứng 18 năm

Vào năm 2021, tương ứng 19 năm

Vào năm 2022 trở đi, tương ứng 20 năm

Lao động nữ:

= 45% x mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó, cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2%

Mức tối đa = 75%

 

Căn cứ: Luật BHXH số 58/2014/QH13, hiệu lực 01/01/2016

Nguồn: Dân Luật

Bổ sung: Theo quy định tại Luật BHYT Luật BHYT sửa đổi thì người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam ký hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng từ đủ 3 tháng trở lên phải tham gia BHYT.