Tổng hợp về BHXH 1 lần

Đăng bởi: Nguyễn Hải Tâm - Monday 12/12/2016 - 9377 lượt xem.

Hiện nay có rất nhiều văn bản quy định về chế độ hưởng BHXH 1 lần. Vì thế hôm nay Webketoan tập hợp đầy đủ theo từng mục nhằm giúp độc giả nắm bắt kịp thời các quy định mới, bảo đảm được quyền lợi của mình.

1. Điều kiện hưởng:

Webketoan_bao-hiem-xa-hoi-1-lan

                                                                        Nguồn ảnh: Vnexpress

Cụ thể:

Người lao động bị các bệnh sau sẽ được hưởng BHXH 1 lần ngay:

– Ung thư

– Bại liệt

– Xơ gan cổ chướng

– Phong

– Lao nặng

– Nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS đồng thời không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn

– Các bệnh, tật khác mà có mức suy giảm khả năng lao động hoặc mức độ khuyết tật từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

Căn cứ: 

2. Mức hưởng: tính theo số năm đóng BHXH

1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Webketoan_BHXH-1-LAN-

                                                                          Nguồn ảnh: Vnexpress

– Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Lưu ý:

+ Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của từng thời kỳ, trừ trường hợp người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính bằng tổng số tiền Nhà nước hỗ trợ của từng tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Mức hỗ trợ của từng tháng được tính theo công thức sau:

Số tiền Nhà nước hỗ trợ tháng i = 0,22 x Chuẩn nghèo khu vực nông thôn tại tháng i x Tỷ lệ hỗ trợ của nhà nước tại tháng i

 

+ Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

+ Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Căn cứ:

– Điều 60, Luật BHXH số 58/2014/QH13
– Điều 19, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

3. Thời điểm hưởng: thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội

Ví dụ: Ông V thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định từ năm 1996 đến hết năm 2014. Trên cơ sở đề nghị của ông V ngày 20/02/2016, ngày 01/3/2016 cơ quan bảo hiểm xã hội ban hành quyết định giải quyết bảo hiểm xã hội một lần đối với ông V.

Như vậy, bảo hiểm xã hội một lần của ông V được tính trên cơ sở mức lương cơ sở tại thời điểm 01/3/2016.

Căn cứ: Khoản 5, Điều 19, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

4. Thủ tục

a) Về hồ sơ hưởng BHXH một lần:

 

– Sổ BHXH

– Đơn đề nghị hưởng BHXH 1 lần mẫu số 14-SHB

Đối với người ra nước ngoài để định cư có thêm một trong các giấy tờ sau:

+ Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam;

+ Bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng của một trong các giấy tờ sau:

+ Hộ chiếu do nước ngoài cấp;

+ Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;

+ Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.”Ngoài ra tùy cơ quan BHXH mà sẽ có kèm theo các giấy tờ khác.

– Trích sao hồ sơ bệnh án thể hiện người lao động đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

Cụ thể, cần bổ sung hồ sơ khám giám định: 

– Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT

– Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc nhiều các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, sổ khám bệnh, bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn 

– Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.

Ngoài ra tùy từng cơ quan BHXH có thể bổ sung thêm một số giấy tờ khác.

Căn cứ:

b) Về thủ tục lĩnh thay BHXH một lần:

Hồ sơ gồm:

Giấy ủy quyền làm thủ tục hưởng, nhận thay chế độ BHXH, BHYT, BHTN (mẫu số 13-HSB ban hành kèm theo Quyết định số 636/QĐ-BHXH ngày 22/4/2016) hoặc lập Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật và lấy xác nhận của: Đại sứ quán Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam hoặc chính quyền địa phương ở nước nơi người hưởng đang cư trú (nếu là bản bằng tiếng nước ngoài, khi nộp cho cơ quan BHXH giải quyết phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt của phòng công chứng).

Căn cứ:  Khoản 3 Điều 21 Quyết định số 828/QĐ-BHXH, ngày 27/5/2016

Nộp hồ sơ tại quận/huyện cư trú.”

5. Ví dụ (Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH)

Ông T có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 16 năm 4 tháng (trong đó 10 năm 02 tháng đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/2014). Bảo hiểm xã hội một lần của ông T được tính như sau:

– Ông T có 10 năm 02 tháng đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; 02 tháng lẻ sẽ được chuyển sang giai đoạn từ năm 2014. Như vậy, số tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính bảo hiểm xã hội một lần của ông T được tính là 10 năm trước năm 2014 và 6 năm 4 tháng đóng bảo hiểm xã hội giai đoạn từ năm 2014 trở đi (được tính là 6,5 năm).

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của ông T được tính như sau:

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần = (1,5 tháng x 10 năm + 2 tháng x 6,5 năm) x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Như vậy, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của ông T được tính bằng 28 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

 

Nhập môn kế toán quản trị