Bù trừ thuế chỉ được thực hiện giữa các loại thuế cùng tiểu mục

Đăng bởi: Nguyễn Hải Tâm - Wednesday 18/05/2016 - 12318 lượt xem.

Căn cứ:
– Khoản 1, Khoản 4, Điều 29, Thông tư 156/2013/TT-BTC
– Khoản 1, Khoản 2, Điều 33, Thông tư 156/2013/TT-BTC

Theo đó:

– Việc bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt chỉ được thực hiện trên từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) trong mục lục ngân sách nhà nước.

– Trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp đối với từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế thì được coi là nộp thừa

Người nộp thuế có quyền giải quyết số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo quy định tại Khoản 2, Điều 33, Thông tư 156/2013/TT-BTC:

+ Bù trừ tự động với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc còn phải nộp của cùng loại thuế (trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều 33 Thông tư 156/2013/TT-BTC).

+ Bù trừ tự động với số tiền phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo của từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) quy định của mục lục ngân sách nhà nước (trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều 33 Thông tư 156/2013/TT-BTC). Trường hợp quá 06 (sáu) tháng kể từ thời điểm phát sinh số tiền thuế nộp thừa mà không phát sinh khoản phải nộp tiếp theo thì thực hiện hoàn thuế theo quy định.

+ Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa sau khi thực hiện bù trừ theo hướng dẫn ở trên mà vẫn còn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì người nộp thuế gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được giải quyết hoàn thuế theo quy định (chương VII, thông tư 156/2013/TT-BTC).

Hiện nay Hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS) đang hỗ trợ bù trừ tự động theo trình tự quy định tại khoản 1, Điều 29, Thông tư 156/2013/TT-BTC đối với từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục)


Nguồn tham khảo
: Công văn 905/TCT-KK, ngày 09/03/2016 và Điều 33, Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013

Nhập môn kế toán quản trị