Chế độ hưu trí – chế độ BHXH

Đăng bởi: Nguyễn Hải Tâm - Wednesday 20/04/2016 - 9590 lượt xem.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp 1 lần:

  • Đối tượng thực hiện theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định
Thời gian bắt đầu tham gia BHXH trong khu vực nhà nước Mức lương tính bình quân
Trước 01/01/1995 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu
Từ 01/01/1995 đến 31/12/2000 6 năm cuối khi nghỉ hưu
Từ 01/01/2001 đến 31/12/2006 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu
Từ 01/01/2007 đến 31/12/2015 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu
Từ 01/01/2016 đến 31/12/2019 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu
Từ 01/01/2020 đến 31/12/2024 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu
Từ 01/01/2025 Toàn bộ thời gian
  • Đối tượng tham gia chế độ lương do người sử dụng lao động quyết định: Bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian
  • Đối tượng vừa có thời gian thực hiện chế độ lương do nhà nước quy định, vừa có thời gian thực hiện theo chế độ lương do người sử dụng lao động quyết định: Bình quân tiền lương tháng  đóng BHXH chung của các thời gian

Điều chỉnh tiền lương đã đóng bhxh tại thời điểm giải quyết lương hưu, trợ cấp 1 lần:
Đối tượng thực hiện theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
– Tham gia BHXH trước 1/1/2016: điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí.
– Bắt đầu tham gia BHXH từ 1/1/2016: theo quy định như khoản 2 điều 63 của Luật BHXH số 58/2014/QH13 và Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP
Đối tượng thực hiện theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định: điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ

 

Chế độ hưởng BHXH 1 lần và lương hưu

* Chế độ BHXH 1 lần

  • Điều kiện hưởng: 

Người lao động có yêu cầu thuộc một trong các trường hợp:
– Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đủ 55 tuổi khi nghỉ việc mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;
– Ra nước ngoài để định cư;
– Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
– Người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bhxh tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH . Hướng dẫn tại Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13, Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP

  • Mức hưởng:

Tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
+ 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
+ 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
+ Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của từng thời kỳ, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP. Việc tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện như người lao động không được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, sau đó trừ đi số tiền nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
“Điểm d, Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115:
Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế”
Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Ví dụ: Ông T có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 16 năm 4 tháng (trong đó 10 năm 02 tháng đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/2014). Bảo hiểm xã hội một lần của ông T được tính như sau:
+ Ông T có 10 năm 02 tháng đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; 02 tháng lẻ sẽ được chuyển sang giai đoạn từ năm 2014. Như vậy, số tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính bảo hiểm xã hội một lần của ông T được tính là 10 năm trước năm 2014 và 6 năm 4 tháng đóng bảo hiểm xã hội giai đoạn từ năm 2014 trở đi (được tính là 6,5 năm).
+ Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của ông T được tính như sau:
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần = 1,5 tháng x 10 năm + 2 tháng x 6,5 năm x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Như vậy, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của ông T được tính bằng 28 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Thời điểm tính hưởng là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Ví dụ: Ông V thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định từ năm 1996 đến hết năm 2014. Trên cơ sở đề nghị của ông V ngày 20/02/2016, ngày 01/3/2016 cơ quan bảo hiểm xã hội ban hành quyết định giải quyết bảo hiểm xã hội một lần đối với ông V.
Như vậy, bảo hiểm xã hội một lần của ông V được tính trên cơ sở mức lương cơ sở tại thời điểm 01/3/2016.

  • Hồ sơ hưởng:
    – Sổ bảo hiểm xã hội.
    – Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.
    – Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
    + Hộ chiếu do nước ngoài cấp
    + Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài
    + Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp
    – Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

*Chế độ hưởng lương hưu

  • Điều kiện hưởng: Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên

Bảng 1: Điều kiện bình thường

Số tuổi Điều kiện khác
Nam:  60, Nữ : 55
Nam: 55-60, Nữ: 50-55 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại. Nơi có phụ cấp khu vực 0.7
Nam,  Nữ: 50-55 15 năm làm việc trong khai thác than, hầm lò
Không phân biệt tuổi Nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp

 

Bảng 2: Điều kiện đối với lao động nữ hoạt động chuyên trách, không chuyên trách tại UBND xã, phường.

Tuổi Đối tượng Thời gian đóng BHXH
55 Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc. Từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm

 

Bảng 3: Điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng đối với Quân đội, Công an, Cơ yếu

Đóng đủ 20 năm

Tuổi Điều kiện khác Ghi chú
Nam: 55, Nữ: 50 Trừ  luật sỹ quan quân đội nhân dân, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác
Nam: 50-55, Nữ: 45-50 15 năm nặng nhọc độc hại, nơi có PCKV 0,7
Không phân biệt tuổi Nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp

Điều kiện hưởng khi suy giảm lao động:

Bảng 4: Suy giảm khả năng lao động của NLĐ

Thời gian Tuổi Tỷ lệ suy giảm Thời gian đóng BHXH Khác
01/01/2016 Nam: 51, Nữ: 46 61%-80% 20 năm
01/01/2017 Nam 52, Nữ: 47 61%-80% 20 năm
01/01/2018 Nam: 53, Nữ: 48 61%-80% 20 năm
01/01/2019 Nam: 54, Nữ: 49 61%-80% 20 năm
01/01/2020 Nam: 55, Nữ: 50 61%-80% 20 năm
Nam: 50, Nữ: 45 81% 20 năm
Không phân biệt tuổi 61% trở lên 20 năm 15 năm làm nghề, công việcđặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

 

 Bảng 5: Người lao động là Quân đội, Công an, Cơ yếu

Tuổi Tỷ lệ suy giảm Thời gian đóng BHXH Khác
Nam: 50, Nữ: 45 61 % trở lên 20 năm
Không phân biệt tuổi 15 năm làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
  • Tỷ lệ hưởng:

– Người lao động nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%
– Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
– Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Năm nghỉ hưu Số năm tương ứng với tỷ lệ nghỉ hửu 45%
2018 16
2019 17
2020 18
2021 19
Từ 2022 20
  • Mức hưởng:

Mức hưởng lương hưu hàng tháng = Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH* Tỷ lệ hưởng lương hưu

  • Hồ sơ hưởng:

Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
+ Sổ bảo hiểm xã hội;
+ Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt hợp đồnglao động hưởng chế độ hưu trí;
+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với trường hợp nghỉ hưu khi suy giảm khả năng lao động hoặc giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp đối với trường hợp đủ điều kiện nghỉ hưu do bị nhiễm HIV/AIDS.
 Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù bao gồm:
+ Sổ bảo hiểm xã hội;
+ Đơn đề nghị hưởng lương hưu;
+ Giấy ủy quyền làm thủ tục giải quyết chế độ hưu trí và nhận lương hưu đối với người đang chấp hành hình phạt tù;
+ Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp đối với trường hợp xuất cảnh trái phép;
+ Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối vớitrường hợp người mất tích trở về.

 

Nguồn tham khảo: Mục 4, Chương III Luật số 58/2014/QH13 và Mục 3, Chương II Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH

Nhập môn kế toán quản trị