Cố vấn tài chính là gì? Nhiệm vụ của cố vấn tài chính

Đăng bởi: Chinh Nguyễn - Monday 24/04/2023 - 898 lượt xem.

Cố vấn tài chính là vị trí đảm nhiệm vai trò tìm ra những giải pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu các rủi ro tài chính ở mức thấp nhất. Nhờ có sự trợ giúp của những chuyên gia cố vấn tài chính mà các nhà đầu tư có thể nhanh chóng lên kế hoạch thực hiện nhiều mục tiêu tài chính bao gồm ngắn hạn và dài hạn. Để hiểu chi tiết hơn về khái niệm cố vấn tài chính là gì? và những nhiệm vụ chính mà các cố vấn tài chính sẽ thực hiện, hãy cùng Webketoan tham khảo ngay bài viết sau đây bạn nhé!

Cố vấn tài chính là gì?

Cố vấn tài chính giúp mọi người hiểu rõ hơn tình hình tài chính hiện tại của họ và phát triển những kế hoạch giúp người đó đạt được các mục tiêu tài chính ngắn và dài hạn. Nói cách khác, cố vấn tài chính được hiểu đơn giản chính là đối tác lên kế hoạch tài chính cho bạn.

Nhiệm vụ của cố vấn tài chính là giúp bạn hiểu được những điều liên quan đến khả năng đạt được các mục tiêu tài chính của bạn trong tương lai. Quá trình này có thể bao gồm nhiều hướng dẫn chuyên sâu cho một số vấn đề về tài chính như việc lập ngân sách và tiết kiệm. Khi bạn đã nâng cao thêm kỹ năng của bản thân, cố vấn sẽ hỗ trợ bạn hiểu những chủ đề cụ thể hơn như đầu tư, bảo hiểm và thuế. 

Cố vấn tài chính là gì?

cố vấn tài chính là gì?

Nhiệm vụ của cố vấn tài chính

Cố vấn tài chính là người có thể giúp bạn giải quyết được hầu hết mọi vấn đề về tài chính, hoặc có thể chỉ tập trung vào giải quyết một vấn đề chuyên biệt. Tuy nhiên, về cơ bản, cố vấn tài chính sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:

Lập kế hoạch tài chính

Các chuyên gia cố vấn tài chính sẽ tổng hợp lại những dữ liệu ban đầu để lập một bản kế hoạch tài chính toàn diện nhằm xây dựng lộ trình cho tương lai tài chính của bạn. 

Bắt đầu sẽ là một bản tóm tắt những thông tin tài chính lấy từ bảng câu hỏi chi tiết ban đầu. Bảng tóm tắt tình hình tài chính bao gồm những thông tin cơ bản như thu nhập ròng, tài sản hiện có, nợ phải trả và vốn lưu động. Kế hoạch tài chính cũng tóm tắt được những mục đích mà bạn và cố vấn đã thống nhất cùng nhau.

Việc phân tích các kế hoạch này sẽ cung cấp thêm thông tin về nhiều chủ đề, bao gồm cả khả năng rủi ro tài chính liên quan đến hiện tại và trong tương lai. Dựa trên giá trị ròng dự kiến ​​và thu nhập trong tương lai của bạn, cố vấn sẽ giúp bạn thực hiện các bước nhằm ngăn chặn kết quả xấu nhất.

Lập kế hoạch hành động từng bước từng bước

Cố vấn tài chính không chỉ là người giúp bạn lập kế hoạch mà công việc của họ còn là hỗ trợ bạn trong mọi khía cạnh về đời sống tài chính. Những cố vấn tài chính sẽ thiết lập một hệ thống phân bổ tài sản sao cho phù hợp với khả năng chấp nhận và chịu đựng rủi ro của bạn.

Việc phân bổ tài sản chỉ đơn giản là một quy tắc nhằm xác định có bao nhiêu phần trăm trong tổng danh mục đầu tư tài chính của bạn sẽ được phân bổ cho các loại tài sản khác nhau. Thêm vào đó, việc phân bổ này có thể được điều chỉnh theo độ tuổi và thời gian còn lại cho đến khi bạn nghỉ hưu.

Cố vấn tài chính và đầu tư

Với tư cách là người sử dụng dịch vụ cố vấn, điều kiện tiên quyết là bạn phải hiểu được những lời khuyên, những đề xuất của cố vấn tài chính đưa ra cũng như lý do tại sao. Vì đó là tiền và tài sản của bạn, bạn cần phải hiểu rõ nhất kế hoạch được triển khai và hoạt động như thế nào. Đồng thời, hãy chú ý đến tất cả các khoản phí mà bạn phải trả, bao gồm phí cho cố vấn tài chính và bất kỳ khoản tiền nào khác được liệt kê.

Hãy hỏi cố vấn tài chính của bạn tại sao họ lại đề xuất các khoản đầu tư cụ thể và liệu họ có nhận được hoa hồng khi tư vấn cho bạn những khoản đầu tư đó không. Và hãy cảnh giác với những xung đột lợi ích có thể xảy ra.

Một điểm chung giữa các tổ chức tín dụng là sản phẩm tài chính phải được lựa chọn phù hợp với đặc điểm rủi ro của khách hàng.

Giám sát tài chính một cách thường xuyên

Sau khi phát triển kế hoạch đầu tư của mình, bạn sẽ nhận được cập nhật danh mục đầu tư thường xuyên từ cố vấn tài chính. Cố vấn cũng sẽ tổ chức các cuộc họp thường xuyên để xem xét các mục tiêu và tiến độ của bạn. Họ cũng sẽ trả lời bất kỳ câu hỏi nào khác mà bạn có thể thắc mắc. Những cuộc họp này có thể được diễn ra bằng hình thức họp từ xa để sắp xếp công việc các nhân dễ dàng hơn.

Ngoài các cuộc họp thường xuyên, liên tục, điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến ​​của cố vấn tài chính khi bạn dự đoán những thay đổi lớn trong cuộc sống có thể ảnh hưởng đáng kể đến tình hình tài chính của bản thân. Ví dụ, kết hôn, thêm thành viên mới, mua hoặc bán nhà, thay đổi công việc hoặc được thăng chức.

Có thể thấy rằng, cố vấn tài chính là một khái niệm rất rộng và là vị trí có thể giúp bạn đưa ra được nhiều lời khuyên tài chính hữu ích. Có nhiều ý kiến còn cho rằng, “cố vấn tài chính” như một bác sĩ trong giới tài chính, giúp bạn đưa ra được các giải pháp về tài chính thông minh và chuyên nghiệp nhất có thể. Thông qua bài viết trên, hy vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin chính xác hơn cũng như nắm được các nhiệm vụ của một “cố vấn tài chính” hiện nay. 

Nguồn tham khảo: cfaonline.edu.vn

Nhập môn kế toán quản trị