Định giá doanh nghiệp sử dụng phương pháp tiếp cận từ thị trường

Đăng bởi: Nguyễn Hải Tâm - Thursday 10/05/2018 - 5144 lượt xem.

Theo phương pháp đnh giá t th trường, giá trị một doanh nghiệp, giá trị vốn cổ phần hay giá trị một tài sản sẽ được ước tính dựa theo cách mà thị trường định giá đối tượng tương tự. Cụ thể, đối với công ty A là một doanh nghiệp chưa niêm yết, người định giá dựa vào thông tin giao dịch của một hoặc một số công ty tương đồng để xem xét Hệ số P/E (Hệ số nhân Giá trên Thu nhập: Price-to-earnings) là bao nhiêu. Và dựa vào hệ số nhân này mà người định giá sẽ tham chiếu “giả định” cổ phần của công ty A sẽ được giao dịch tối đa ở mức giá ấy.

Trong nguyên tắc trên có một số điểm lưu ý như sau:

Th trường

Thị trường được đề cập ở đây được giả định là thị trường hữu hiệu. Các giao dịch mua bán được thực hiện công khai, với bên mua và bên bán đều có đầy đủ thông tin để quyết định và tự thỏa thuận trên nguyên tắc thuận mua vừa bán.

Thông thường, các nhóm thông tin thị trường người định giá tham khảo cho phương pháp này bao gồm:

  • Thông tin của công ty niêm yết tương đồng, trong đó hệ số P/E của công ty hay nhóm công ty tương đồng tại thời điểm định giá sẽ là hệ số tham chiếu
  • Thông tin về giao dịch mua bán sáp nhập của công ty tương đồng, trong đó hệ số P/E của bên bán tại thời điểm thực hiện giao dịch sẽ là hệ số tham chiếu

Công ty tương đng

Đây là đối tượng có cùng chung đặc điểm về ngành nghề hoạt động, danh mục sản phẩm, quy mô, thị trường, thị phần… Trên thực tế rất khó để có thể tìm một công ty niêm yết có chung phần lớn những đặc điểm tương đồng nêu trên. Do đó người định giá có thể xem xét một nhóm các có các điểm tương tự nêu trên để tập hợp nhóm các Hệ số P/E cho các công ty.

Thu nhp (E: earnings)

Có rất nhiều thu nhập được sử dụng để làm cơ sở, như EBITDA, EBIT, Lợi nhuận trước thuế, Lợi nhuận sau thuế, và thậm chí là Doanh thu (một số loại hình công ty sẽ sử dụng Hệ số nhân Giá trên doanh thu). Trong các loại thu nhập này, EBITDA sẽ là một lựa chọn phổ biến vì tiêu chí này loại trừ sự ảnh hưởng do các điểm khác biệt giữa công ty tương đồng và công ty được định giá như:

  • Tỷ lệ đòn bẩy (ảnh hưởng đến lãi vay),
  • Thuế suất thuế TNDN thực hiện
  • Tỷ trọng tài sản dài hạn cùng chính sách khấu hao và hao mòn.

Một lưu ý khác là dù tham chiếu bằng bất kỳ tiêu chí nào, thu nhập cần phải được loại trừ các khoản thu nhập và chi phí không thường xuyên để tránh EBITDA/EBIT bị ảnh hưởng bởi các giao dịch bất thường ít xuất hiện trong hoạt động kinh doanh chính của công ty.

H s P/E

Với các Hệ số P/E được tập hợp từ các các công ty tương đồng hay giao dịch Mua bán & Sáp nhập của các tương đồng nói trên, người định giá nên xem xét và loại các hệ số cao hay thấp bất thường so với tổng thể. Do một số công ty có thanh khoản kém, hoặc cổ phiếu của chúng đang giao dịch ở mức quá cao hay quá thấp dẫn đến Hệ số P/E của các đối tượng này chưa phù hợp trong việc làm chỉ số tham chiếu.

Trung vị (hay bình quân) của tập hợp các Hệ số P/E nói trên sẽ là chỉ số tham chiếu cho công ty định giá. Tuy nhiên trong trường hợp công ty định giá là công ty tư nhân, thì hiển nhiên các công ty này sẽ kém thanh khoản hơn các công ty niêm yết. Do đó, Hệ số P/E của các công ty niêm yết tương đồng sẽ cần phải được chiết khấu đến 10%-50% cho việc kém tính thanh khoản trước khi áp dụng Hệ số P/E này cho đối tượng định giá nói trên.

Nhn xét

Lợi thế của phương pháp này là dễ thực hiện và kiểm chứng, gần với nhận định của thị trường, phù hợp khi nhà đầu tư có ý định dự định bán mua hay khoản đầu tư ngay tại thời điểm này. Phương pháp này cũng không nặng về giả định của nội bộ doanh nghiệp và tính toán phức tạp như phương pháp tiếp cận theo thu nhập (cụ thể phương pháp Chiết khấu dòng tiền – DCF trình bày ở bài tiếp theo).

Tuy nhiên, sự hạn chế là phương pháp này phụ thuộc vào trạng thái thị trường mà không nhất thiết phản ánh đúng đắn triển vọng của doanh nghiệp như phương pháp DCF. Ngoài ra phương pháp này dựa trên giả định về mặt cá biệt các cổ phiếu có thể giao dịch ở mức giá cao hơn hay thấp hơn so với giá trị thực, tuy nhiên trên tổng thể thị trường này thì không có sự sai biệt đó. Giả thiết này, nếu đặt trường hợp có sự sai biệt trên toàn bộ thị trường, hiển nhiên toàn bộ cổ phiếu trong thị trường đều giao dịch chưa đúng với giá trị thực.

Do đó khi định giá công ty, giá trị thường được xác định trong khoảng giá trị và được thực hiện bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau (tài sản/ thị trường/thu nhập) để kiểm chứng trước khi kết luận khoảng giá trị cuối cùng.

Môn F3 – Financial Strategy (Chiến lược tài chính) của chương trình Kế toán quản trị công chứng Anh (CIMA) đưa ra nhiều ví dụ thực tế để người đọc hiểu rõ hơn về cách áp dụng phương pháp định giá từ thị trường cũng như ưu và nhược điểm của phương pháp này trong các ví dụ.

Lê Thị Thanh Tâm

ACCA, Giảng viên CIMA của FTMS

Nguồn tham khảo:

  1. Các tài liệu về định giá của GS. Damodaran, ĐH Stern
  2. Các chuẩn mực định giá quốc tế do Ủy ban IVSC ban hành, bản cập nhật 2017
  3. Các chuẩn mực định giá của Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành theo thông tư 126/2015/TT-BTC ngày 20 tháng 8 năm 2015
  4. Tài liệu môn F3 – Financial Strategy của Hiệp hội Kế toán quản trị công chứng Anh Quốc CIMA

Các phương pháp đnh giá

Có nhiều phương pháp định giá và tùy theo những mục đích định giá khác nhau, mà người định giá sẽ xác định giá trị dựa vào ít nhất một phương pháp. Các phương pháp định giá phổ biến cũng như được quy định dùng tại Việt Nam hiện nay gồm:

  1. Phương pháp định giá tài sản
  2. Phương pháp định giá tiếp cận từ thị trường
  3. Phương pháp định giá tiếp cận từ thu nhập.

Các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ được nghiên cứu chi tiết về bản chất, ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp trên trong môn F3 – Financial Strategy (Chiến lược tài chính) của chương trình Kế toán quản trị công chứng Anh (CIMA)

CIMA (Chartered Institute of Management Accountants) – Hiệp hội Kế toán quản trị công chứng Anh Quốc. Hoàn thành chương trình CIMA, học viên sẽ gia nhập vào Hiệp hội nghề nghiệp Kế toán Quản trị CIMA với hơn 600.000 hội viên và học viên, cùng lúc nhận được danh hiệu CGMA (Chartered Global Management Accountant) – Kế toán Quản trị Công chứng Toàn cầu – do CIMA và Viện Kế toán Công chứng Hoa Kỳ (AICPA) đồng sáng lập. Chức danh CGMA nâng cao ngành nghề kế toán quản trị, và được công nhận trên thế giới là chứng chỉ tài chính phù hợp nhất cho kinh doanh.

Ngay trong tháng 5/2018, FTMS tổ chức hi tho & hc th CIMA P1 Kế toán qun tr doanh nghip. Tham gia buổi này, các anh/chị sẽ được giải đáp mọi thắc mắc về chương trình CIMA và trải nghiệm tiết học thực tế môn P1 – Kế toán quản trị doanh nghiệp.

Hội thảo & học thử CIMA P1 – Kế toán quản trị doanh nghiệp► Thời gian: 18g30 thứ Ba ngày 15/5/2018

► Địa điểm: Tầng 3 tòa nhà Itaxa, 126 Nguyễn Thị Minh Khai, P.6, Q.3, TP.HCM

► Link đăng ký: https://goo.gl/E855wy

 

Thông tin chi tiết liên hệ (024) 3573 5577 (Hà Nội) – (028) 3930 1667 (TP.HCM) hoặc info@ftmsglobal.edu.vn | www.ftmsglobal.edu.vn/cima

Diễn đàn Webketoan