Khởi nghiệp – bước theo đường trái hay phải?

Đăng bởi: Nguyễn Hải Tâm - Monday 26/03/2018 - 3297 lượt xem.

Năm 2000, tôi làm luận văn tốt nghiệp đại học, lui cui chép từ một đàn anh nào đó. Thế là cũng xong, ra trường như ai và có lẽ nhiều bạn tôi cũng thế. “Chép bài luận” trở thành căn bệnh mà ít trường đại học Việt Nam phát hiện hay cũng có thế Thầy Cô cũng tặc lưỡi cho qua.

Cách đây năm năm, tôi tham gia lớp học giảng dạy trực tiếp bởi các thầy cô ở Châu Âu. Lớp dành cho học viên đang làm ở các doanh nghiệp nên học viên học háo hức khám phá kiến thức quản trị áp dụng cho công ty. Trải qua hai năm, cũng đến chặng đường cuối viết luận văn tốt nghiệp. Tuy nhiên, môt sự cố đáng tiếc đã xảy ra và một bạn đã không thể tốt nghiệp như mong ước cả lớp “cùng nắm tay nhận bằng tại châu Âu”.

Nhớ lại ngày chuẩn bị luận văn, cả lớp mong chờ Thầy nước ngoài hướng dẫn chọn đề tài như thế nào, cấu trúc bài luận … nhưng bài học đầu tiên Thầy nhắc đi nhắc lại về cụm từ plagiarism (đạo văn). Thầy vẽ sơ đồ từng bước chuẩn bị và nhấn mạnh là “no way” không còn đường nhận bằng nếu phát hiện đạo văn, Thầy châu Âu nhưng sống ở Việt Nam hơn mười năm nên có lẽ “cảm nhận” được “văn hóa” người Việt. Một bạn có năng lực học tốt trong lớp đã không đi đến ngày nhận bằng bởi luận văn bị đánh giá là đạo văn. Nước họ có hệ thống phần mềm dùng đánh giá bài luận được “chép” bao nhiêu phần trăm, căn cứ tỷ lệ mà hệ thống nhận diện và quyết định bài có đạo văn hay không.

Sau này tôi mới hiểu được sự khác biệt văn hóa giữa người Việt và phương tây. Trường nước ngoài xem trọng nền tảng của con người chính là đạo đức, đạo đức đó là những quy tắc bắt buộc phải tuân theo khi gia nhập văn hóa của họ, bạn không tôn trọng những quy tắc cũng có nghĩa là bạn tự tay đóng cửa về việc gia nhập một nền văn hóa khác hẳn với người Việt.

ĐẠO ĐỨC CÓ ẢNH HƯỚNG ĐẾN DOANH NGHIỆP KHÔNG?

Một người bạn sáng lập Công ty X ngành F&B đã tâm sự với tôi về doanh nghiệp của anh ấy. Thuở ban đầu làm chiến lược xây dựng công ty, Ban Giám Đốc lo lắng trăm thứ để công ty có thể tồn tại, nhanh chóng mở chuỗi để chiếm thị phần, kiếm đủ tiền để trả lương cho nhân viên, lo lắng để không bị lỗ vốn… Khó khăn đã dẫn lối họ tổ chức hai hệ thống sổ kế toán, một hệ thống báo cáo thuế và một hệ thống báo cáo nội bộ. Câu chuyện quản trị thoáng qua là bình thường ở Việt Nam cho đến một ngày công ty X được đối tác châu Âu đặt lên bàn cân mua công ty.

Quá trình đàm phán dài và căng thẳng, cân đóng đo đếm điểm bán hàng, doanh số thực, nhãn hiệu được bao nhiêu người nhận diện……, bốn cổ đông sáng lập những tưởng sẽ thành triệu phú nhưng đến phút cuối cùng, đàm phán đổ vỡ bởi một trong những lựa chọn sai lầm về mặt chiến lược tài chính khi khởi nghiệp: tổ chức hệ thống kế toán hai sổ.

Đến ngày hôm nay, tâm sự với bạn sáng lập X  để hiểu rõ lý do công ty nước ngoài rút lui khỏi bàn đàm phán, có thể lý do chính mà bên Mua rút lui liên quan đến đạo đức đã hình thành văn hóa doanh nghiệp – sự minh bạch của công ty. Một trong những giá trị lớn nhất của công ty F&B khi bán mình chính là hệ thống, trong đó con người là một trong những giá trị lớn nhất. Tuy nhiên, con người quản lý trong hệ thống X đã quen với việc trốn thuế, xây dựng hệ thống hai sổ để đối phó một cách hoàn hảo thì liệu rằng công ty mua đã đánh giá được hết tất cả rủi ro tiềm ẩn trong hệ thống đó. Tiếp nhận nhân sự bên X, những người dễ dàng phá bỏ những quy tắc cơ bản vậy liệu công ty Mua sẽ quản lý, kiểm soát bằng cách nào?

Nhớ lại những bài học của CIMA (Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh), họ liên tục kiểm tra bằng những câu trắc hỏi và suy luận đạo đức nghề nghiệp. CIMA Code of Ethics (bộ chuẩn mực đạo đức dành cho ngành kế toán) được nhiều Hiệp hội nghề nghiệp chuyên nghiệp trên thế giới áp dụng. Họ yêu cầu kế toán quản trị trong doanh nghiệp tổ chức hệ thống kế toán cần tuân thủ đạo đức, có lẽ họ đã hiểu rất rõ từ hàng trăm năm trước, nếu tổ chức doanh nghiệp đi ngược với những nền tảng đạo đức được xã hội thừa nhận thì sẽ khó tạo dựng những thương hiệu hàng trăm năm.

Ông bà đã dặn “một lần bất tín, vạn sự bất tin”, phải chăng là doanh nhân, hãy chọn cho mình con đường đúng từ ngày khởi nghiệp?

 

Thanh Nam

MA, CIMA Advanced Diploma, CPA (VN)

Nguồn tham khảo:

-Sách CIMA E3 Strategic Management – nhà xuất bản Kaplan- Anh Quốc.

-Internet

—-

CIMA (Chartered Institute of Management Accountants) – Hiệp hội Kế toán quản trị công chứng Anh Quốc. Hoàn thành chương trình CIMA, học viên sẽ gia nhập vào Hiệp hội nghề nghiệp Kế toán Quản trị CIMA với hơn 600.000 hội viên và học viên, cùng lúc nhận được danh hiệu CGMA (Chartered Global Management Accountant) – Kế toán Quản trị Công chứng Toàn cầu – do CIMA và Viện Kế toán Công chứng Hoa Kỳ (AICPA) đồng sáng lập. Chức danh CGMA nâng cao ngành nghề kế toán quản trị, và được công nhận trên thế giới là chứng chỉ tài chính phù hợp nhất cho kinh doanh.

Trong tháng 3/2018, FTMS tổ chức hội thảo “Tình hung qun tr chiến lược quc tế CIMA Nâng tm CFO Vit” với sự tham gia của các diễn giả Ms.Trần Thị Thu Hằng – CFO, Maybank Kim Eng Securities Limited và Ts.Trần Khánh Lâm – Tổng Thư Ký VACPA.

Tham gia buổi này, ngoài các thông tin về tình huống quản trị chiến lược, các anh/chị còn được chia sẻ chi tiết về chương trình CIMA & cơ hội sở hữu bằng nghề nghiệp CIMA chỉ với 01 bài thi duy nhất.

Hội thảo “Tình huống quản trị chiến lược quốc tế CIMA – Nâng tầm CFO Việt”

► Thời gian: 18g30 thứ Ba ngày 27/3/2018

► Địa điểm: Tầng 3 tòa nhà Itaxa, 126 Nguyễn Thị Minh Khai, P.6, Q.3, TP.HCM

► Link đăng ký: https://goo.gl/NKeZqr

Thông tin chi tiết liên hệ (024) 3573 5577 (Hà Nội) – (028) 3930 1667 (TP.HCM) hoặc info@ftmsglobal.edu.vn | www.ftmsglobal.edu.vn/cima

 

Diễn đàn Webketoan