Kiểm tra sổ sách trước khi lên BCTC năm 2016

Đăng bởi: Nguyễn Hải Tâm - Friday 16/12/2016 - 9463 lượt xem.

1.Đầu năm có kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối:

+ Đầu năm kết chuyển lời nhuận chưa phân phối:
Đầu năm tài chính có làm bút toán kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối năm nay sang lợi nhuận chưa phân phối năm trước, ghi:

+ Trường hợp TK 4212 có số dư Có (Lãi), ghi:
Nợ TK 4212 – Lợi nhuận chưa phân phối năm nay
Có TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.

+ Trường hợp TK 4212 có số dư Nợ (Lỗ), ghi:

Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
Có TK 4212 – Lợi nhuận chưa phân phối năm nay.

= > Kiểm tra lại xem bạn đã mở chi tiết cho TK 421 (gồm 4211,4212) để hạch toán chưa?
– Cần phải phân biệt lợi nhuận chưa phân phối năm tài chính trước đó với năm hiện tại một cách rạch ròi ko để gom chung 421
– Thường nhiều kế toán hay để gom một cục 421 làm các số liệu lợi nhuận năm trước và nay cấn trừ lẫn nhau
– Việc phân chi tiết 421 giúp bạn xác định được số lỗ năm này với năm kia để làm căn cứ chuyển lỗ sau này
– Đôi khi kế toán thường quên không hạch toán bút toán này
– Trường hợp ghi chung chung vào TK 421 ko chi tiết thì căn cứ để làm chuyển lỗ theo luật thuế và luật kế toán như sau:

+ Chỉ tiêu A1 của tờ khai quyết toán thuế TNDN năm chính là lỗ Kế toán
+Chi tiêu B12 chính là thu nhập tính thuế cũng là căn cứ làm số chuyển lỗ phụ lục: phụ lục Chuyển Lỗ 03-2a

2. Kiểm tra có hạch toán thuế môn bài và nộp đầy đủ chưa ?

a) Hạch toán:

+ Thông tư 200:
–Tính số thuế môn bài phải nộp : Nợ TK 6425 / Có TK 3338
–Nộp thuế môn bài bằng Tiền mặt: Nợ TK 3338 / Có TK 1111

+ Quyết định 48:
–Tính số thuế môn bài phải nộp : Nợ TK 6422 / Có TK 3338
–Nộp thuế môn bài bằng Tiền mặt: Nợ TK 3338 / Có TK 1111
Mức thuế phải đóng: Kê khai + nộp thuế môn bài

b) Bậc thuế môn bài Vốn đăng ký Mức thuế Môn bài cả năm

– Bậc 1: Trên 10 tỷ = 3.000.000
– Bậc 2: Từ 5 tỷ đến 10 tỷ = 2.000.000
– Bậc 3: Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ = 1.500.000
– Bậc 4: Dưới 2 tỷ = 1.000.000

Thuế môn bài từ 01/01/2017 sẽ thay đổi, xem chi tiết: Tại đây

Nếu giấy phép rơi vào 01/01 đến 30/06 thì phải đóng 100% đồng
Nếu giấy phép rơi vào 01/07 đến 31/12 bạn được giảm 50% số tiền phải đóng=1/2

Nghĩa là:
+ Doanh nghiệp thành lập trong khoảng thời gian từ ngày 01/01 đến ngày 30/6 thì phải nộp 100% mức thuế môn bài theo quy định ở bảng trên
+ Doanh nghiệp thành lập trong khoảng thời gian từ ngày 01/07 đến ngày 31/12 thì phải nộp 50% mức thuế môn bài.
Thuế môn bài cho các chi nhánh:
– Các chi nhánh hạch toán phụ thuộc không có vốn đăng ký: 1.000.000 đồng;
– Các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập: 2.000.000 đồng.

Lưu ý:

– Trường hợp Doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc (chi nhánh, cửa hàng…) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì Doanh nghiệp thực hiện nộp thuế môn bài, tờ khai thuế môn bài (đối với trường hợp có thay đổi mức thuế môn bài) của các đơn vị trực thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của Doanh nghiệp.

– Trường hợp Doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi Doanh nghiệp có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp thuế môn bài, tờ khai thuế môn bài (đối với trường hợp có thay đổi mức thuế môn bài) của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc.

Thời hạn nộp tờ khai và thuế mô bài:

– Trường hợp người nộp thuế mới ra hoạt động kinh doanh thì khai thuế môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

– Trường hợp người nộp thuế mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai thuế môn bài trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Thời hạn nộp Tờ khai thuế môn bài (trường hợp phải nộp tờ khai) và nộp thuế môn bài năm chậm nhất là ngày 30 tháng 01 tài chính hiện hành (30/01/2017).

Căn cứ pháp lý:
– Thông tư 45/2003/TT-BTC
– Điều 17, Thông tư 156/2013/TT-BTC.

Còn nữa….

Sẽ post vào đợt sau để độc giả dễ dàng tiếp nhận hơn.

Nguồn: Tác giả Chu Đình Xinh.
Tham khảo thêm, dành cho những độc giả chưa biết cách chuyển lỗ trên HTKK

 

Nguồn: Tác giả Vũ Đức Hùng.

 

Nhập môn kế toán quản trị
Tags: