Lộ trình công danh của Kế toán

Đăng bởi: Nguyễn Hải Tâm - Tuesday 25/07/2017 - 12074 lượt xem.

Bạn có muốn trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp không?

Liệu bạn có thực sự phù hợp với nghề kế toán?

Làm thế nào để đi đúng lộ trình công danh, đạt được mục tiêu nghề nghiệp?

                         Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Hãy cùng xem chia sẻ lộ trình công danh của kế toán do chị Khong Minh  – từng là thành viên trong ban điều hành webketoanfacebook và đã có thâm niên kinh nghiệm viết:

+ 2 năm đầu mới ra trường: hoàn thiện kỹ năng máy tính, kỹ năng văn phòng, giao tiếp và kiến thức nghiệp vụ kế toán, luật pháp. Tâm thế học hỏi và mở rộng tư duy.

+ Năm thứ 3 + 4: nâng cao kỹ năng phân tích doanh nghiệp và củng cố mối quan hệ, hoàn thiện kỹ năng mềm. Và bắt đầu có thể đưa ý kiến tư vấn và bắt đầu hình thành tư duy quản trị hệ thống dưới con mắt của một kế toán.

+ Năm thứ 5 + 6: Có thể tự mình xây dựng một hệ thống kế toán hoàn chỉnh. Kiến thức văn bản sẵn sàng logic tra cứu đa chiều khi cần. Bắt đầu tự tin với vị trí quản lý và vững vàng kỹ năng đàm phán, tư vấn với lãnh đạo cấp cao trong phần kiến thức kế toán, và có khả năng mở rộng tư duy sang các khâu quản trị và các lĩnh vực khác. Nhưng về mặt nội bộ ngành, chắc chắn phải có khả năng đào tạo ngược lại nhân sự kế toán và tư vấn tốt trong lĩnh vực kế toán.

+ Từ năm thứ 8 trở đi, chỉ còn lại là cập nhật bổ sung kiến thức thay đổi, nâng cao kỹ năng quản trị. Học mở rộng kiến thức về tài chính và quản trị hệ thống. Khi bắt tay vào bất kể một doanh nghiệp nào, dù là chưa từng bao giờ làm việc trong lĩnh vực đó, nhưng với tư duy quản lý hệ thống và kỹ thuật kế toán nói chung, hoàn toàn có thể đọc vị ra được từng điểm rủi ro của doanh nghiệp, hình dung gần như chính xác quy trình xử lý nghiệp vụ kế toán cho từng khâu. Độc lập xây dựng được quy trình kế toán. Phần còn lại bổ sung chỉ là thông hiểu quan điểm lãnh đạo của từng người quản lý trực tiếp.

Vì thế việc có một vấn đề phát sinh, các bạn post câu hỏi lên face, lên group để tìm kiếm sự trợ giúp thường dành cho các bạn ở những năm 1, năm 2, khi chưa hình thành được cho mình định hướng kiến thức cơ bản. Thì việc này là hoàn toàn được phép.

Bạn nào từ năm 3, năm 4 trở đi, mà khi phát sinh một vấn đề nghiệp vụ cụ thể, mà không biết chính xác mình phải lấy câu trả lời ở đâu một cách chính xác và nhanh nhất có thể, thì lỗi thuộc về chính bản thân mình. Đã ở ngưỡng này, người này chỉ có thể được sử dụng ở vị trí nhân viên kế toán phần hành, rất ít cơ hội để có thể đứng ở vị trí lớn hơn.

Mọi người thường hay nhầm lẫn giữa hai khái niệm: “Không biết thì hỏi” – “Nhưng hỏi cái gì mới là quan trọng”. Vì thế đừng tự kỷ ám thị bản thân về “quyền được hỏi” của bản thân mình các tình yêu nhé. Hỏi thế nào để người ta thấy bạn có triển vọng. Đừng hỏi những gì mà thuộc trách nhiệm của bản thân mình đáng lý ra phải có sẵn sàng trong người. Hỏi một câu để bị đánh giá xuống hàng nhân viên vĩnh viễn thì buồn lắm.

Vậy bạn nào còn thích đi hỏi trước khi động chân, động tay, động não tìm hiểu kỹ và logic kỹ thì cứ việc thôi, không ai cấm các bạn phát huy quyền được hỏi của các bạn cả, nhưng các bạn cũng không cấm được người sử dụng lao động đánh giá bạn ở level nào và quyết định mức thu nhập của các bạn nữa. NHÉ ^^