OPEX là gì? Phương pháp tối ưu chi phí hoạt động cho doanh nghiệp

Đăng bởi: Chinh Nguyễn - Saturday 03/06/2023 - 3624 lượt xem.

Opex là một thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực kế toán, tài chính và quản lý doanh nghiệp, đề cập đến các chi phí vận hành, quản lý và duy trì các hoạt động hàng ngày của một doanh nghiệp. Nếu bạn đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hoặc đang quan tâm đến quản lý tài chính, thì bài viết sau đây là cần thiết để bạn hiểu rõ hơn “OPEX là gì” và các phương pháp tối ưu chi phí hiệu quả. Cùng Webketoan tìm hiểu nhé!

OPEX là gì?

OPEX là viết tắt của từ “Operating Expenditure” – chi phí hoạt động. Đây là chi phí mà một tổ chức, công ty hoặc doanh nghiệp phải chi trả để đảm bảo sự tồn tại và lưu hành, quản lý, duy trì hoạt động hàng ngày của mình ổn định. 

Các khoản chi phí OPEX thường bao gồm tiền lương, tiền thuê thiết bị và văn phòng, chi phí giấy tờ và hành chính, chi phí điện, nước,… và các chi phí khác liên quan đến việc vận hành doanh nghiệp. OPEX thường được ghi nhận trong báo cáo tài chính hàng quý hoặc hàng năm của một tổ chức, tùy thuộc vào loại hình kinh doanh và các yêu cầu pháp lý. 

Opex là gì?

Ý nghĩa của OPEX là gì?

Chi phí hoạt động (OPEX) rất cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động của mỗi doanh nghiệp, cụ thể:

  • Chi phí hoạt động giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động của doanh nghiệp, tạo dựng chất lượng, hình ảnh công ty, mở rộng cơ hội phát triển kinh doanh và tiếp cận khách hàng.
  • Giảm chi phí hoạt động của doanh nghiệp để tối ưu hóa khả năng cạnh tranh và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, không nên cắt giảm quá nhiều chi phí hoạt động vì điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, khả năng kinh doanh và doanh số của doanh nghiệp. 

Do đó, mỗi doanh nghiệp cần phải quản lý và kiểm soát chi phí hoạt động một cách cân đối và hợp lý nhất để tăng khả năng cạnh tranh và duy trì chất lượng kinh doanh của mình.

Phân biệt OPEX và CAPEX

CAPEX là chi phí đầu tư vốn. Đây là chi phí mà một doanh nghiệp phải chi trả để mua sắm, xây dựng, nâng cấp hoặc bảo trì tài sản cố định. OPEX và CAPEX đều là hai khái niệm rất quan trọng trong quản lý tài chính. Do đó, hiểu rõ về sự khác nhau giữa hai khái niệm này sẽ giúp doanh nghiệp phân tích được các vấn đề nội tại và định giá cổ phiếu so với thị trường tốt hơn.

So sánh giữa OPEX và CAPEX – Webketoan

5 Phương pháp tối ưu chi phí hoạt động cho doanh nghiệp

Ứng dụng công nghệ

Áp dụng các công nghệ mới vào quy trình hoạt động sẽ giúp công ty tiết kiệm chi phí hoạt động, thúc đẩy tăng trưởng theo cách mà chúng ta không thể làm được khi vận hành theo lối thủ công truyền thống.

Các dịch vụ điện thoại, thanh toán trực tuyến, phần mềm quản lý bán hàng,…. có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và nhân lực trong những hoạt động vận hành hàng ngày. Đây cũng là cách giúp doanh nghiệp giảm OPEX hiệu quả.

Nâng cao hệ thống an toàn lao động

Hãy xem xét đến tất cả các chi phí thiệt hại trực tiếp và gián tiếp trong trường hợp xảy ra tai nạn tại nơi làm việc, bạn sẽ thấy rằng đảm bảo an toàn lao động sẽ giúp doanh nghiệp giảm đáng kể chi phí OPEX. 

Giảm chi phí văn phòng

Một số thống kê cho thấy các công ty mất hơn 30 triệu đồng mỗi năm để chi trả cho các giấy tờ không cần thiết, và con số này thậm chí còn lớn hơn đối với các công ty lớn.

Do vậy, các công ty nên đảm bảo rằng nhân viên sẽ không lãng phí giấy in trừ khi thực sự cần thiết, đồng thời chuyển sang sử dụng các quy trình kỹ thuật số để quản lý thay vì quản lý thủ công trên giấy truyền thống.

Xây dựng chiến lược phát triển hệ thống khách hàng mới từ khách hàng cũ

Các công ty thường không chú ý rằng 80% lợi nhuận của công ty đến từ những khách hàng trung thành. Nhiều công ty, doanh nghiệp chi rất nhiều tiền để tìm kiếm khách hàng mới. Mặc dù việc làm này chỉ mang đến 20% lợi nhuận trên tổng doanh thu mỗi năm.

Bên cạnh đó, khách hàng cũ là những khách hàng không cần bạn phải tốn tiền quảng cáo mà vẫn có thể thu hút họ mua sản phẩm/ dịch vụ của bạn. Vì vậy, doanh nghiệp nên dành nhiều tiền hơn để phát triển hệ thống khách hàng mới từ những mối quan hệ cũ. Đây sẽ là một trong những cách tối ưu OPEX thông minh.

Tối ưu quản lý bộ máy doanh nghiệp

Quản lý bộ máy kinh doanh hiệu quả là cách thông minh để tiết kiệm chi phí. Nhà quản lý và nhà tuyển dụng cần đánh giá được khối lượng công việc, đặc điểm của từng bộ phận để đưa ra những quyết định tuyển dụng phù hợp. Đồng thời hạn chế tuyển dụng quá nhiều mà không cần thiết. Điều này sẽ dẫn đến việc các thiết bị của doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, công việc bị đình trệ, chậm trễ về thời gian, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Thay vì thiết lập các phòng ban khổng lồ, chúng ta có thể quản lý thông qua những quy chuẩn hóa và rõ ràng đầu việc để tiết kiệm chi phí lương nhân sự.

Việc quản lý chi phí OPEX rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng đến lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Thông qua bài viết trên, Webketoan hy vọng có thể mang đến cho bạn khái niệm chính xác nhất về OPEX là gì và “mách nhỏ” bạn các phương pháp tối ưu chi phí hoạt động đạt hiệu quả cao.

Nguồn tham khảo: investopedia.com,