Quên mang thẻ BHYT đi khám bệnh có được BHXH thanh toán lại không?

Đăng bởi: Nguyễn Hải Tâm - Friday 23/09/2016 - 9281 lượt xem.

Trường hợp độc giả đi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế nhưng lại quên mang thẻ BHYT hoặc độc giả có đóng BHYT (có nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh) nhưng chưa được phát thẻ do gia hạn trễ (trường hợp này phải đợi có thẻ BHYT mới làm được hồ sơ gửi bảo hiểm), nên không được bệnh viện chi trả phí khám bệnh, chữa bệnh.

Vì vậy nếu gặp trường hợp như trên thì các bạn cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

– Các thủ tục, giấy tờ: Thẻ BHYT, giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ như cmnd, bằng lái xe,…
– Giấy ra viện, toa thuốc, các chỉ định xét nghiệm, cận lâm sàng.
– Bản chính các chứng từ hợp lệ(hóa đơn mua thuốc, hóa đơn thu viện phí và các chứng từ liên quan).

Ngoài ra còn tùy vào một số trường hợp cụ thể mà BHXH sẽ yêu cầu bổ sung thêm giấy tờ.

Sau đó độc giả hoặc thân nhân của độc giả nộp hồ sơ cho BHXH nơi cư trú.

Trường hợp nhân thân đến nhận tiền thay thì cần có giấy ủy quyền.

Trong thời gian 40 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán phải hoàn thành việc giám định BHYT và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trực tiếp cho người bệnh.
Trường hợp không thanh toán phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Mức thanh toán BHYT:

– Trường hợp người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT: thanh toán trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT theo quy định.

– Trường hợp người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT: thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT nhưng tối đa không vượt quá mức quy định tại phụ lục, cụ thể.

                                 Mức thanh toán trực tiếp cho người bệnh có thẻ BHYT

                           (Ban hành kèm theo thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC)

Loại hình khám bệnh, chữa bệnh Tuyến chuyên môn kỹ thuật Mức thanh toán tối đa cho một đợt khám bệnh, chữa bệnh(đồng)
1. Ngoại trú Cơ sở y tế tuyến huyện và tương đương – 60.000
2. Nội trú – Cơ sở y tuyến huyện và tương đương

– Cơ sở y tuyến tỉnh và tương đương

– Cơ sở y tế tuyến trung ương và tương đương

– 500.000

 

 

– 1.200.000

 

– 3.600.000

Lưu ý:

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 9, Điểm c, Khoản 3, Điều 16, Quyết định 1399/QĐ-BHXH ngày 22/12/2014:

Khám chữa bệnh ngoại trú trái tuyến từ tuyến tỉnh trở lên sẽ không thuộc diện được thanh toán trực tiếp.

Nguồn tham khảo:

– Khoản 1,  Điều 2, Quyết định 919/QĐ-BHXH

Khoản 20, Điều 1, Luật BHYT sửa đổi số 46/2014/QH13

– Điều 15, Điều 16, Thông tư liên tịch số 14/TTLT/BYT-BTC

Diễn đàn Webketoan