Quyền lợi khi đóng BHYT trên 5 năm

Đăng bởi: Nguyễn Hải Tâm - Wednesday 17/08/2016 - 8098 lượt xem.

Dạo gần đây đang có rất nhiều trang web nói về việc tham gia BHYT trên 5 năm sẽ được hưởng quyền lợi mà không phải ai cũng biết và đặc biệt có lợi cho người thường xuyên bị đau ốm.
Vì vậy hôm nay WKT xin gửi đến quý vị độc giả bài biên tập chi tiết về việc hưởng quyền lợi này như sau:

Căn cứ:
– Điều 22, Luật BHYT sửa đổi (hiệu lực 01/01/2015)
– Điểm d, Điều 9, Quyết định 1399/QĐ-BHXH (hiệu lực 01/01/2015)
– Bài viết của Tác giả trên Webketoanfacebook: Ông Nguyễn Đỗ Đức Bảo, đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh

Theo đó:
1. Điều kiện hưởng( trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến)
– Đã có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên tính đến thời điểm đi khám bệnh, chữa bệnh;
– Có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở(không cộng dồn các năm).

Tính đến hiện tại, mức lương cơ sở là 1.210.000 đồng, tức 6 tháng lương cơ sở là: 7.260.000 đồng.

Lưu ý: Trên thẻ bhyt phải có dòng chữ: Thời điểm đủ 05 năm liên tục: từ ngày…/…/….

Nếu như bạn đã tham gia bhyt đủ 5 năm liên tục mà trên thẻ bhyt không có dòng chữ này, có thể đến cơ quan bảo hiểm xã hội (nơi cấp thẻ) để làm thủ tục đổi thẻ BHYT.

2. Mức hưởng

– 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh (áp dụng tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế).

– Nếu có chi phí đồng chi trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở sẽ được thanh toán phần chênh lệch 6 tháng lương cơ sở.

Ví dụ của BHXH TP.HCM:

Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A tham gia BHYT liên tục đủ 5 năm vào ngày 31/12/2015.

Ngày 01/08/2016, Ông A mang hóa đơn chứng từ đến cơ quan BHXH đề nghị thanh toán phần cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh BHYT vượt quá 6 tháng lương cơ sở.

Tổng chi phí cùng chi trả của Ông A từ ngày 01/01/2016 đến ngày 01/08/2016 là 20.000.000 đồng. Khi đó Ông A sẽ được thanh toán lại số tiền cùng chi trả là 20.000.000 đồng – 7.260.000 đồng = 12.740.000 đồng và được cơ quan BHXH cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm kể từ ngày 01/08/2016.

 

Ví dụ 2: Nguyễn Văn B tham gia BHYT liên tục đủ 5 năm vào ngày 31/05/2016. Ngày 01/08/2016, Ông B mang hóa đơn chứng từ đến cơ quan BHXH đề nghị thanh toán phần cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh BHYT vượt quá 6 tháng lương cơ sở. 

Tổng chi phí cùng chi trả của Ông B từ ngày 01/01/2016 đến ngày 01/08/2016 là 20.000.000 đồng, trong đó số tiền cùng chi trả từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/05/2016 là 5.000.000 đồng và số tiền cùng chi trả từ ngày 01/06/2016 đến ngày 01/08/2016 là 15.000.000 đồng.

Khi đó Ông B sẽ được thanh toán lại số tiền cùng chi trả là 15.000.000 đồng – 7.260.000 đồng = 7.740.000 đồng và được cơ quan BHXH cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm kể từ ngày 01/08/2016.

3. Thủ tục

– Thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh (bản sao)
– Hóa đơn viện phí (bản chính).

– Lập Phiếu Giao nhận hồ sơ nếu ở TP.HCM  (mẫu 502 đối với hồ sơ cấp giấy xác nhận không cùng chi trả, hồ sơ điều trị tại 01 bệnh viện  trên trang web của Bảo hiểm xã hội TP.HCM).

Theo đó, mỗi lần khám chữa bệnh các bạn sẽ trình 03 loại giấy tờ :
– Thẻ bhyt
– Xác nhận miễn đồng chi trả
– Giấy tờ tùy thân có ảnh.
Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi BHYT, độc giả nên luôn mang theo Thẻ BHYT kèm theo CMND.

 

Nhập môn kế toán quản trị