Tránh nguy cơ đổ vỡ doanh nghiệp bằng cách nào?

Đăng bởi: Nguyễn Hải Tâm - Tuesday 29/04/2014 - 8599 lượt xem.

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đã khiến hàng chục ngàn công ty đi đến bờ vực phá sản. Những doanh nghiệp vượt qua được khó khăn nhận ra rằng, để sống sót qua cơn sóng dữ, đòi hỏi phải áp dụng một quy trình quản lý thực sự hiệu quả. Làm cách nào để lựa chọn được một giải pháp quản trị tổng thể ưu việt, tránh nguy cơ đổ vỡ không đáng có?

Nhận diện nguy cơ tiềm ẩn

Có một sự thật là đa phần các doanh nghiệp hiện nay đều khá lúng túng trong việc quản lý nguồn tiền của họ. Doanh nghiệp càng lớn, sự luân chuyển dòng tiền càng sôi động và dẫn đến tình trạng các cấp quản lý không thể nắm bắt được những biến động tiền tệ đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ trong chuỗi sản xuất, cung ứng của chính họ.

Quản lý được dòng tiền, cũng tương tự như việc biết được bản thân đang gặp phải vấn đề gì để đưa ra đường hướng đúng đắn, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong khủng hoảng. Với một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, họ biết được mình đang sử dụng tiền hiệu quả ra sao, chúng được luân chuyển đến đâu và sẽ tạo ra những giá trị gì. Dòng tiền, giống như huyết mạch, sự sống của doanh nghiệp. Nếu không được quản lý một cách hiệu quả, khoa học và logic, nó sẽ là tác nhân chính đẩy doanh nghiệp đến bờ vực phá sản.

Nguy cơ tiếp theo đối với doanh nghiệp, chính là quản lý và lên kế hoạch sản xuất (Đối với các công ty, nhà máy sản xuất). Làm thế nào để đáp ứng yêu cầu đơn hàng một cách có logic, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp? Những tấm gương về sự đổ vỡ cho thấy, các nhà máy, doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất đều không lường hết được những mối nguy hiểm khi kế hoạch sản xuất không sát với thực tế. Họ sẽ phải trả giá bằng việc lãng phí những tài nguyên như nhân lực, nguyên liệu và những sai sót này đã phải đánh đổi bằng việc Công nhân có thể phải ngồi chơi trong nhiều giờ đồng hồ, hay phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng do đơn hàng không được giao đúng hẹn, … làm giảm năng lực cạnh tranh. Ví von một cách hình tượng, việc sản xuất không có phương án, kế hoạch cụ thể cũng giống như một người đang mất máu vậy.

Hai nguy cơ kể trên, tất cả các doanh nghiệp đều biết nhưng không phải ai cũng có thể đương đầu được với chúng. Họ cần phải có một công cụ hỗ trợ cực kỳ hiệu quả và nhạy bén, có thể phân tích, đánh giá và đưa ra những cảnh báo đối với nhà quản lý, giúp họ có thể cân đối được tất cả các nguồn lực doanh nghiệp nhằm đương đầu và vượt qua khủng hoảng. Trên thế giới, những tập đoàn CNTT hàng đầu đều đã có đánh giá, nghiên cứu và triển khai những giải pháp tối ưu nhất nhằm trợ giúp các doanh nghiệp. Tại Việt Nam, cũng có khá nhiều doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm quản trị tổng thể doanh nghiệp. Tuy nhiên, lý do gì khiến chúng chưa thực sự trở thành một cánh tay phải đắc lực cho lãnh đạo doanh nghiệp?

Thách thức của Việt Nam

SAP, Oracle, hai trong số nhiều nhà cung cấp Giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp (ERP) hàng đầu thế giới đã có mặt tại Việt Nam trong nhiều năm qua.

Không thể phủ nhận sự ưu việt của những sản phẩm nước ngoài. Tuy nhiên, không phải bất cứ doanh nghiệp Việt Nam nào cũng có thể áp dụng được những giải pháp này. Lý do thứ nhất, chính là giá quá cao và lý do thứ hai, chính là môi trường doanh nghiệp tại Việt Nam không hề phù hợp để triển khai những giải pháp này.

Nói về thất bại trong việc triển khai những sản phẩm của nước ngoài,  ông Trương Vương Thành – Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban tài chính của Tập đoàn Prime cho biết:  “Trước đây, Tập đoàn Prime đã sử dụng phần mềm ERP nước ngoài nhưng triển khai không thành công do thiếu sự phù hợp với những đặc thù của doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.”

Bên cạnh những sản phẩm của nước ngoài, các công ty Việt Nam cũng tham gia nghiên cứu và cung cấp những giải pháp ERP từ rất lâu. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thành công được trong thị trường này.

Nguyên nhân thất bại của họ, có thể chỉ ra là do không có quy trình rõ ràng, chỉ dựa vào yêu cầu trước mắt của doanh nghiệp khách hàng, dẫn đến những lúng túng khi phát sinh sự việc. Bên cạnh đó là sự thiếu chuyên nghiệp của các đơn vị triển khai dẫn đến hệ thống vận hành một cách không đồng bộ. Điển hình là những doanh nghiệp sản xuất, việc kết nối, liên thông hệ thống kho bãi, kế toán, nhân sự là một bài toán hết sức phức tạp.

ERP cho người Việt

“Điều cần thiết của doanh nghiệp chính là nhận thức được dòng tiền của mình đang ở đâu và sử dụng chúng như thế nào. Bên cạnh đó, việc lên kế hoạch sản xuất tối ưu nhất cũng khiến sức cạnh tranh của doanh nghiệp tốt hơn. Một hệ thống quản trị doanh nghiệp hiệu quả phải hội tụ đầy đủ những công cụ giúp lãnh đạo có thể cảnh báo những nguy cơ tiềm tàng dẫn đến sự đổ vỡ”. – Ông Trần Bá Kim Ngọc, Giám đốc Công ty Cổ phần Phần mềm Meliasoft cho biết.

Ông Trần Bá Kim Ngọc, Giám đốc Meliasoft nhận Danh hiệu Sao Khuê 2014

Bắt đầu bước chân vào lĩnh vực ERP từ năm 2010, Meliasoft có thể nói là còn khá mới mẻ với thị trường này. Tuy nhiên, những giải pháp mà công ty đưa ra đều được đánh giá rất cao và được nhận định là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Được đầu tư công sức nghiên cứu trong một thời gian dài, sản phẩm của Meliasoft tỏ ra khá phù hợp với đặc thù hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam. Theo lãnh đạo Meliasoft, nếu so sánh với sản phẩm nước ngoài, thì giải pháp ERP của công ty vượt trội hơn bởi sản phẩm ngoại không thể có ngay các quy trình và hệ thống báo cáo theo kế toán Việt nam và do đó luôn phải sửa đổi phần mềm khi áp dụng vào thị trường Việt nam, thời gian cập nhật thường không kịp thời. Bên cạnh đó, sản phẩm của Meliasoft có thể bổ sung thêm mới các  chức năng, xử lý thông tin quy trình riêng của từng doanh nghiệp. Điều này dễ dàng trong khi triển khai và có thể so sánh giữa quy trình của doanh nghiệp với quy trình trên phần mềm tạo nên sự thành công của dự án.

Với sự ưu việt của giải pháp ERP, Meliasoft đã vinh dự nhận được Danh hiệu Sao Khuê 2014 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam trao tặng. Đây là một sự khẳng định về uy tín, chất lượng mà ngành phần mềm Việt Nam chứng nhận cho Giải pháp ERP của Meliasoft.

têtrtTập đoàn Prime có 1 trụ sở chính và 19 đơn vị thành viên đang sử dụng phần mềm Meliasoft từ Quảng Nam trở ra miền Bắc. Tập đoàn Chúng tôi có hơn 100 nhân viên hàng ngày đang truy cập vào hệ thống. Hệ thống rất thân thiện, dễ sử dụng, hệ thống có tính bảo mật cao và an toàn, chi phí đầu tư phần mềm thấp vì không đòi hỏi hạ tầng chỉ cần có mạng internet hoặc 3G là có thể sử dụng được và đặc biệt với phần mềm Meliasoft từ Ban giám đốc đến các Phòng ban đều phối hợp nhịp nhàng, hơn nữa có thể truy xuất vào phần mềm cho nên dễ dàng nắm bắt tất cả dữ liệu từ đó Ban lãnh đạo ra quyết định quản trị kinh doanh nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả”

Là khách hàng, cũng là một đối tác của Meliasoft, ông Trần Quốc Trị – phó giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh cho biết: “Là một đối tác tin cậy. Ban lãnh đạo trẻ, năng động với sự nhiệt huyết, khát khao đưa công nghệ thông tin vào công tác quản trị doanh nghiệp. Cá nhân tôi đánh giá Meliasoft là một phần mềm tốt thích ứng với thị trường Việt Nam. Phần mềm đã tích hợp Quản trị kế hoạch, Quản trị tài chính (Kế toán tài chính và Kế toán quản trị), Quản trị điều hành – Đáp ứng tốt nhu cầu được cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời của các nhà quản trị trong doanh nghiệp. Phần mềm có giao diện thân thiện, dễ sử dụng, chạy ổn định với hệ thống mở linh hoạt cho các loại hình doanh nghiệp. Công ty và nhân viên đã thể hiện sự tận tình, tin cậy, nhanh chóng và giải quyết triệt để mọi vướng mắc, phát sinh trong quá trình sử dụng”.

 Với sự ưu việt của giải pháp ERP, Meliasoft đã vinh dự nhận được Danh hiệu Sao Khuê 2014 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam trao tặng. Đây là một sự khẳng định về uy tín, chất lượng mà ngành phần mềm Việt Nam chứng nhận cho Giải pháp ERP của Meliasoft.

Long Giang

Theo nguồn báo Nhịp Sống Số

Nhập môn kế toán quản trị