DN SME trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình phần lớn luôn trong trạng thái cần vốn tín dụng vì một số lý do sau:
- DN SME đang trong quá trình phát triển cần phải có vốn để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động tăng lên. Tuy nhiên, khả năng vốn chủ sở hữu thì có hạn, cũng như việc huy động thêm nguồn này có nhiều rào cản.
- Để tăng hiệu quả kinh doanh nói chung, hiệu quả sử dụng vốn chủ nói riêng, DN sẽ thích sử dụng đòn bẩy tài chính, nhiều hay ít tùy theo khẩu vị rủi ro của chủ DN.
- Chi phí sử dụng vốn vay luôn rẻ hơn chi phí sử dụng vốn chủ, mà còn được giảm trừ thuế TNDN
- Nhu vầu vốn có thể mang tính ngắn hạn, thời vụ nên huy động vốn chủ là không cần thiết.
Tuy nhiên, có một thực tế là DN SME khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Chuyên gia của IFC chỉ ra 6 lý do như sau:
Thứ nhất, Việt Nam đang thiếu hệ thống cơ sở hạ tầng tài chính tốt, bao gồm hệ thống về giao dịch bảo đảm, hệ thống chia sẻ thông tin tín dụng, các chế định về mất khả năng thanh toán và phá sản.
Thứ hai, các bên đi vay thiếu tài sản bảo đảm. Thông thường, các bên đi vay không có nhà cửa hay đất đai mà chỉ có các khoản phải thu hàng hóa luân chuyển trong kinh doanh hay các loại tài sản là động sản khác.
Thứ ba, thị trường còn thiếu các dịch vụ và sản phẩm tài chính ngân hàng phù hợp dành cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
Thứ tư, các định chế tài chính còn chưa đa dạng để có thể có cả các tổ chức tín dụng ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng hoạt động trên thị trường.
Thứ năm, các bên đi vay thiếu tính minh bạch trong báo cáo tài chính; phương án kinh doanh còn chưa có tính thực thi; các doanh nghiệp khởi nghiệp còn chưa có thông tin về tín dụng và doanh thu còn thấp.
Thứ sáu, bên cho vay thiếu thông tin về doanh nghiệp.
Trong phạm vi bài viết này, mình muốn chia sẻ 4 nguồn tiếp cận vốn tín dụng cho DN SME
- Vay có tài sản đảm bảo
- Vay tín chấp
- Nghiệp vụ bán tái thuê
- Vay thông qua các công ty Fintech
1. Vay có tài sản đảm hay vay thế chấp
Đây là hình thức vay phổ biến nhất mà các DN và ngân hàng áp dụng lâu nay. Tuy nhiên, DN SME nói chung, nhất là DN khởi nghiệp nói riêng gặp khó khăn vì thiếu hoặc không có tài sản thế chấp (thường là BĐS). Vì thế, DN SME khó hoặc không có khả năng tiếp cận vốn tín dụng hình thức này.
2. Vay tín chấp
Hiện nay hình thức vay tín chấp này đang ngày càng được mở rộng. Theo chổ mình biết thì cũng có 4-5 ngân hàng, tổ chức tài chính có triển khai các gói vay tín chấp này. Các DN SME ở nhiều quy mô khác nhau cũng có thể tiếp cận với hạn mức vay lớn nhỏ khác nhau.
Mặc dù vay tín chấp thì mức lãi suất cao hơn vay thế chấp. Tuy nhiên, ngân hàng có hình thức han mức thấu chi tính lãi theo thời gian sử dụng vốn thực tế. Nếu DN cần vốn cho nhu cầu quay vòng nhanh như tồn trữ cho đơn hàng, thời gian chờ thu nợ tiền hàng, … thì mức lãi phải trả cũng chấp nhận được.
Các Doanh nghiệp có tình hình kinh doanh tốt muốn bổ sung nguồn vốn nhưng hạn chế về tài sản thế chấp có thể tìm đến ngân hàng MSB. Hiện tại MSB mang đến nhiều giải pháp rất toàn diện, từ tài khoản M-smart với ưu đãi vượt trội như miễn 100% phí chuyển tiền quốc tế online cùng tỷ giá rất cạnh tranh; đến giải pháp cấp tín chấp 100% online với lãi suất vô cùng tốt. Sau khi được cấp hạn mức, doanh nghiệp có thể giải ngân hoàn toàn online về tài khoản M-smart để phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh với đa dạng hình thức sử dụng.
3. Nghiệp vụ bán tái thuê
Chúng ta chắc là có biết hoặc nghe qua nghiệp vụ thuê tài chính. Chúng ta có thể đang nghĩ rằng nghiệp vụ này áp dụng cho hình thức đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ trị giá lớn và được dùng trong tài trợ dự án dài dạn. Hôm nay mình xin bật mí cho các bạn hình thức này đã mở rộng cho những gói tài trợ nhỏ từ vài trăm tiệu. Thêm nữa hình thức này còn được dùng để tài trợ vốn lưu động theo qua hình thức bán tái thuê.
Cách vận hành của hình thức này là DN đã có sở hữu máy móc thiết bị. DN đem nó bán cho Công ty cho thuê tài chính để lấy một khoản tiền. Đi kèm với nó là hợp đồng thuê tài chính, DN thuê tài chính lại chính máy móc thiết bị đã bán. Như vậy, DN vẫn sử dụng máy móc thiết bị của mình và có được một khoản vốn để sử dụng và trả góp lại thông qua hợp đồng thuê tài chính.
4. Vay thông qua các công ty Fintech
Với sự phát triển của công nghệ, một phương thức cho vay trực tuyến mới xuất hiện là cho vay ngang hàng (Peer-to-Peer Lending/P2P Lending). P2P Lending là hoạt động được thiết kế và xây dựng trên nền tảng ứng dụng công nghệ số để kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay mà không thông qua các tổ chức trung gian tài chính.
Phương thức này mới bắt đầu phát triển ở VN, cũng đã có công ty cho vay với đối tượng DN SME. Các bạn tìm hiểu thêm nhé. Mình sẽ tìm hiểu, trải nghiệm thực tế và chia sẻ sau.
Nguyễn Hải Tâm