Có nên rút bảo hiểm xã hội 1 lần hay không?

Đăng bởi: Hân Trần - Friday 23/06/2023 - 516 lượt xem.

CHUYÊN ĐỀ III : QUẢN LÝ RỦI RO – RÚT BẢO HIỂM XÃ HỘI 1 LẦN

BÀI 8 : CÓ NÊN RÚT BẢO HIỂM XÃ HỘI 1 lần?

Bảo hiểm xã hội đóng chẳng lời được bao nhiêu? Bảo hiểm nhân thọ đóng cũng chẳng được bao nhiêu? Nên là….. thôi, chẳng có loại bảo hiểm nào là tốt nhất đúng không nào?
Nếu chúng ta có suy nghĩ như vậy, thì chúng ta thực sự đang đánh giá tương lai của mình quá rẻ mạt đó nha!
Rồi, giờ chúng ta bắt đầu nào?
 
1. Xuất phát từ “Why” đối với bảo hiểm xã hội và người lao động!
Nói một cách đơn giản, bảo hiểm xã hội ở Việt Nam đóng vai trò là một chính sách để đảm bảo quyền lợi của người lao động, và đảm bảo tuổi già cho họ, đó là sự thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Thực sự là một ý nghĩa quan trọng đúng không nào?
 
2. Bảo hiểm xã hội nào sướng và bảo hiểm xã hội nào là khổ? Có bảo hiểm nào là không cần hoặc quá đắt đỏ hay không?
Thực trạng bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện tại có hai loại chính là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bảo hiểm bắt buộc hấp dẫn bởi đó là yêu cầu mà người chủ doanh nghiệp hoặc sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia để đảm bảo quyền và lợi ích cho chính chúng ta, và đương nhiên, chi phí đóng bảo hiểm xã hội như vậy cũng được chia sẻ rất lớn từ doanh nghiệp với người lao động. (Một vốn ba lời là để nói về điều này). Các chế độ bao gồm ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. Mức đóng hiện tại với người lao động là 10.5% và doanh nghiệp là 21.5%.
Còn đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện, đúng với tên gọi của nói là chúng ta được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Tuy vậy, đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện thì mức đóng cao hơn và quyền lợi sẽ giảm đi chỉ còn tử tuất và hưu trí. Mức đóng ở mức độ này là 22% mức thu nhập bạn đăng ký.
 
3. Có thể thay thế bảo hiểm xã hội bằng những hình thức nào?
  • Hình thức thay thế bảo hiểm xã hội đồng cấp là bảo hiểm nhân thọ, tuy vậy, bảo hiểm nhân thọ có những nguyên tắc khó khăn hơn khi tham gia như kê khai trung thực hoặc khách hàng phải tự cân đối nguồn thu nhập của mình. Một lưu ý khác là bảo hiểm nhân thọ là hình thức bảo hiểm do các doanh nghiệp xây dựng và triển khai nên sẽ có nhiều quyền lợi hơn nhưng cũng đi kèm với nhiều ràng buộc hơn
  • Hình thức thay thế bảo hiểm xã hội không đồng cấp để tạo ra quỹ hưu trí cho người lao động là chứng khoán, tiền gửi, trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên các hình thức này không đúng bản chất của bảo hiểm là tài trợ rủi ro nên sự so sánh sẽ là khâp khiễng.
Thực tế, từ phân tích này thì Việt thấy hiện vẫn thấy rằng bảo hiểm xã hội cũng vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng phòng thủ tài chính.
 
4. Có nên rút bảo hiểm xã hội 1 lần không?
Đây là phần quan trọng nhất, và Việt có một số nhận định dưới góc nhìn chuyên gia như sau, và hy vọng điều này giúp cho name có thể có những quyết định đúng đắn.
(i) Đối với người đang tham gia lao động, thì bảo hiểm xã hội là một chế độ phúc lợi mà doanh nghiệp phải thực hiện với mức đóng rất cao, nên người lao động hoàn toàn nên kết hợp để tạo dựng phúc lợi cho bản thân mình. Bởi hời mà không dùng thì …. hơi dại.
(ii) Đối với người nghỉ lao động tại doanh nghiệp và lao động tự do, thì muốn đóng tiếp bảo hiểm xã hội sẽ phải chuyển qua bảo hiểm xã hội tự nguyện với mức đóng 22% dẫn đến người lao động có tâm lý mức đóng quá cao so với trước nên có thể dẫn đến hành vi rút bảo hiểm xã hội một lần để chi tiêu hoặc chuyển qua đóng bảo hiểm nhân thọ. Tuy vậy, bạn hãy đọc đến cuối để có được sự hiểu thấu đáo rằng điều gì khiến dù mức đóng cao, thì bạn hãy tiếp tục tham gia.
 
LÝ DO BẠN KHÔNG NÊN RÚT BẢO HIỂM XÃ HỘI 1 LẦN LÀ:
 
Một, Đối với quan điểm của chuyên gia, nếu rút bảo hiểm xã hội là một kế hoạch dài hạn để chi tiêu trong ngắn hạn là một quan điểm sai lầm.
 
Hai, người lao động nếu chuyển sang một công việc mới với một chủ doanh nghiệp mới thì việc được đóng tiếp bảo hiểm xã hội sẽ tiếp tục mang đến quyền lợi và mức đóng hấp dẫn.
 
Ba, trường hợp muốn tạo dựng quỹ hưu trí bằng số tiền rút bảo hiểm xã hội một lần, thông qua bảo hiểm nhân thọ thì cần nắm rằng:
 
A. Khi khách hàng đến tuổi hưu nếu đóng đủ số năm tối thiểu của bảo hiểm xã hội thì bảo hiểm y tế sẽ được nâng từ mức 80 lên đến 95% chi phí. Đặc biệt tuổi già chi phí viện phí, thuốc men cao, thì bảo hiểm y tế được nâng lên mức 95% là một điều kiện cực kỳ tốt cho kế hoạch khi về già vì thế nên người lao động nên tiếp tục duy trì).
B. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 75.6 tuổi, nên để tạo dựng một quỹ hưu trí chắc chắn thì phải số tiền tự xây dựng khoảng 15 – 20 năm, điều này thực sự khó khăn với mỗi người bởi dân trí về tài chính chưa cao, chưa kể các cám dỗ về chi tiêu khiến các kế hoạch của người dân khó thành sự thực
C. Chúng ta nên nhìn bảo hiểm nhân thọ dưới một góc nhìn là chế độ nâng cao đối với bảo hiểm xã hội hơn là chế độ thay thế của bảo hiểm xã hội. Bởi bảo hiểm nhân thọ cũng có những quy định và ràng buộc rất rõ ràng hoặc nguyên tắc vận hành khác với bảo hiểm xã hội (về đầu tư, về loại trừ trong các sản phẩm cao hơn)
 

Nguồn: Trần Mạnh Hoàng Việt ( Trần Việt MB ) – Chuyên gia Hoạch định Tài chính Cá nhân, Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Quản lý Gia sản FIDT – Vnexpress

Biên tập : Trần Thị Mai Hân ( Hana Tran )

 

Diễn đàn Webketoan