Marginal Costing là gì? Các bước xác định lợi nhuận theo phương pháp tính chi phí cận biên

Đăng bởi: Chinh Nguyễn - Monday 03/07/2023 - 1825 lượt xem.

Marginal costing là một phương pháp kế toán quản lý quan trọng trong lĩnh vực kế toán quản trị. Nó được sử dụng để tính toán chi phí sản xuất và lợi nhuận của từng đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp. Marginal costing có thể giúp quản lý doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng về cấu trúc chi phí và hiệu quả kinh doanh của từng sản phẩm. Trong bài viết này, Webketoan sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về khái niệm và các bước xác định lợi nhuận theo phương pháp Marginal costing.

Marginal Costing là gì?

Ta có 2 khái niệm:

Marginal cost là Chi phí cận biên

Marginal costing là phương pháp tính chi phí cận biên.

Marginal cost là phần chi phí biến đổi (variable cost) tính trên một đơn vị sản phẩm hay dịch vụ (1 unit of product or service). Điều này nghĩa là cứ tăng thêm 1 đơn vị sản phẩm/ dịch vụ thì tổng chi phí sẽ tăng thêm 1 đơn vị chi phí chính bằng marginal cost.

marginal cost là gì?

Ví dụ:

Doanh nghiệp A sản xuất 1000 hộp trà oolong với tổng chi phí bỏ ra là 150 triệu đồng. Sau đó, doanh nghiệp A tiếp tục sản xuất thêm 200 sản phẩm cùng loại, với tổng chi phí 1200 hộp trà oolong là 175 triệu đồng. Tính chi phí cận biên.

Ta có:

∆C = 175 – 150 = 25 (triệu đồng)

∆Q = 1200 – 1000 = 200 (sản phẩm)

=> MC = ∆C/∆Q = 25/200 = 125 (nghìn đồng)

Vậy, chi phí cận biên của SP là 125 nghìn đồng.

Nguyên tắc trong tính chi phí biên: 4 nguyên tắc

Nguyên tắc 1:

Những chi phí cố định phát sinh trong kì là không đổi dù cho sản lượng sản đầu ra trong kì có tăng lên còn chi phí biến đổi thì tăng theo sản lượng, vì vậy:

  1. Doanh thu tăng theo giá trị sản lượng tiêu thụ
  2. Chi phí tăng theo phần chi phí biến đổi trên từng đơn vị sản phẩm tiêu thụ
  3. Lợi nhuận tăng theo phần số dư đảm phí trên từng sản phẩm tiêu thụ

Nguyên tắc 2:

Tương tự như trên, khi Doanh thu giảm theo giá trị từng đơn vị sản phẩm thì lợi nhuận cũng giảm tương ứng với phần số dư đảm phí tính trên đơn vị sản phẩm đó.

Nguyên tắc 3:

Lợi nhuận được xác định dựa trên Tổng số dư đảm phí.

Nguyên tắc 4:

Giá trị hàng tồn kho cuối kì được xác định dựa trên phần Chi phí sản xuất biến đổi.

Ví dụ minh họa về cách xác định lợi nhuận theo Phương pháp tính chi phí cận biên

Công ty Hellen bán một sản phẩm X qua 2 giai đoạn

Chi phí sản xuất biến đổi là $4/SP và giá bán là $6/SP.

Không phát sinh chi phí bán hàng biến đổi

Chi phí cố định là $2,000/ giai đoạn, trong đó chi phí sản xuất cố định là $1,500

Giai đoạn 1: không có hàng tồn kho lúc đầu, sản xuất 1,500 SP và bán được 1,200 SP

Giai đoạn 2: sản xuất 1,400 SP và bán được 1,700 SP

Sản lượng sản phẩm sản xuất tiêu chuẩn mỗi kỳ là 1,500 SP

Xác định lợi nhuận 2 thời kỳ theo phương pháp Marginal Costing.

Phân tích đề

Đề bài đang yêu cầu xác định lợi nhuận (profit) của doanh nghiệp, ta có:

                                               Profit = Sales – Total costs

Selling price = $6/SP và số lượng hàng bán được GĐ1 là 1,200 SP, GĐ2 là 1,700 SP nên tính được Sales của từng thời kỳ.

Đề bài cho thông tin liên quan đến giá trị hàng tồn kho (HTK) đầu kỳ, phát sinh trong kỳ và cả cuối kỳ. Do đó, ta sẽ đi tính giá vốn hàng bán (Cost of goods sold – COGS)

GĐ1: Không tồn kho đầu kỳ, sản xuất 1,500, bán 1,200 SP nên HTK dư cuối kỳ là:

0 + 1,500 – 1,200 = 300 SP

GĐ2: Dư đầu kỳ 300 SP, sản xuất 1,400 SP, bán 1,700 SP nên không có HTK cuối kỳ

300 + 1,400 – 1,700 = 0

Do đó, Profit = Sales – COGS – Chi phí khác. Như vậy, để làm bài này, ta thực hiện các bước sau:

Bước 1: Xác định Sales

Sales = Sales volume x Selling price

GĐ1: Sales = 6 x 1,200 = $7,200

GĐ2: Sales = 6 x 1,700 = $10,200

Bước 2: Xác định COGS

Theo nguyên tắc phương pháp chi phí cận biên, chỉ có chi phí biến đổi được tính vào COGS do đó, chi phí sản xuất mỗi sản phẩm chỉ là $4/SP.

COGS = Opening Inventory + Purchase – Closing Inventory

Từ đó ta tính được COGS của 2 thời kỳ:

+ COGS ở GĐ1 = 0 + 4 x 1,500 – 4 x 300 = S4,800

+ COGS ở GĐ 2 = 4 x 300 + 4 x 1,400 – 0 = $6,800

Bước 3: Xác định Under/Over-absorption overhead

Bước này bỏ qua khi tính theo phương pháp chi phí cận biên.

Bước 4: Xác định chi phí khác

Tổng chi phí cố định là $2,000 mỗi giai đoạn được tính hết vào chi phí khác.

Bước 5: Xác định profit

Ta có bảng tính sau:

Nhược điểm của phương pháp Marginal costing

Marginal costing cũng có nhược điểm. Việc xác định đúng chi phí biến đổi và cố định có thể gặp khó khăn, đặc biệt trong các doanh nghiệp có mô hình phức tạp. Các chi phí cố định như chi phí quản lý, chi phí bảo trì và chi phí tiềm ẩn có thể không được tính toán đủ chính xác, dẫn đến sai sót trong kết quả tính toán.

Ngoài ra, marginal costing có thể bỏ qua những yếu tố khác như chi phí tiềm ẩn và ảnh hưởng dư thừa của việc thay đổi sản xuất. Phương pháp này chỉ tập trung vào lợi nhuận ngắn hạn từ từng đơn vị sản phẩm, trong khi không quan tâm đến tối ưu hóa tổng thể của hoạt động kinh doanh.

Xem thêm: Để hiểu rõ về cách phân loại CP biến đổi và CP cố định, mời bạn đọc tham khảo bài viết Phân loại chi phí theo mức độ hoạt động (Cost behavior)

So sánh Marginal costing với Absorption costing

Điểm giống:

Cả hai đều là các phương pháp doanh nghiệp sử dụng để xác định chi phí sản xuất

Trong dài hạn, hai phương pháp đem lại lợi nhuận giống nhau

Điểm khác

Tóm lại, marginal costing là một phương pháp kế toán quản lý quan trọng cho việc tính toán chi phí sản xuất và lợi nhuận của từng sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp. Marginal costing giúp quản lý có cái nhìn rõ ràng về cấu trúc chi phí và hiệu quả kinh doanh của từng sản phẩm, từ đó đưa ra quyết định thông minh về giá bán và tối ưu hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng marginal costing cũng có nhược điểm và không phù hợp cho mọi tình huống. Quản lý cần xem xét kỹ lưỡng và áp dụng phương pháp này theo cách chính xác để đạt được kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp.

Nguồn tham khảo:  Tài liệu học ACCA – F2/MA, sapp.edu