Trường hợp và điều kiện về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất năm 2020 đối với doanh nghiệp, tổ chức

Đăng bởi: Phạm Hằng - Monday 08/06/2020 - 1959 lượt xem.

Ngày 08/4/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số41/2020/NĐ-CP quy định vềGia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất đối với người nộp thuế. Theo đó, điều kiện gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất đối với doanh nghiệp và tổ chức theo một số trường hợp như sau:

I- Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (quy định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định số 41/2020/NĐ-CP)

  1. Trường hợp áp dụng:

1.1. Doanh nghiệp siêu nhỏ:

Doanh nghiệp có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bình quân năm không quá 10 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí theo từng lĩnh vực sau:

Lĩnh vực

Tổng doanh thu của năm trước liền kề

Tổng nguồn vốn

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Không quá 3 tỷ đồng

Không quá 3 tỷ đồng

Công nghiệp

Xây dựng

Thương mại, dịch vụ

Không quá 10 tỷ đồng

1.2. Doanh nghiệp nhỏ (không là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định trên):

a) Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, doanh nghiệp nhỏ có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng .

b) Trong lĩnh vực còn lại, doanh nghiệp nhỏ có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí theo từng lĩnh vực sau đây:

Lĩnh vực

Tổng doanh thu của năm trước liền kề

Tổng nguồn vốn

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Không quá 50 tỷ đồng

Không quá 20 tỷ đồng

Công nghiệp

Xây dựng

Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ được xác định căn cứ vào quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế và quy định của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ được xác định căn cứ vào lĩnh vực có doanh thu cao nhất. Trường hợp không xác định được lĩnh vực có doanh thu cao nhất, doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ được xác định căn cứ vào lĩnh vực sử dụng nhiều lao động nhất.

Tổng doanh thu của năm là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp và được xác định trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quản quản lý thuế. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm hoặc trên 01 năm nhưng chưa phát sinh doanh thu thì doanh nghiệp căn cứ vào tiêu chí tổng nguồn vốn để xác định quy mô doanh nghiệp.

Tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán thể hiện trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.

Tiêu chí cụ thể xác định quy mô doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 và Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

  1. Điều kiện áp dụng: doanh nghiệp tự xác định quy mô (nhỏ, siêu nhỏ) theo đúng quy định pháp luật và thực hiện thủ tục gia hạn theo Nghị định số 41/2020/NĐ-CP

.Gia hạn nộp thuế theo nghị định 41

Ảnh: internet

II- Doanh nghiệp, tổ chức hoạt động sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển; sản phẩm cơ khí trọng điểm (quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 41/2020/NĐ-CP)

  1. Trường hợp áp dụng:

1.1. Doanh nghiệp, tổ chức hoạt động sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.

Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được chi tiết theo từng ngành kinh tế sau: Dệt – may; Da – Giày; Điện tử; Sản xuất lắp ráp ô tô; Cơ khí chế tạo; Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao.

Chi tiết danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được thực hiện theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ.

1.2. Doanh nghiệp, tổ chức hoạt động sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm.

Sản phẩm cơ khí trọng điểm được chi tiết như sau: Các loại thiết bị động lực; Các chủng loại xe ô tô; Thiết bị nâng hạ; Thiết bị nhà máy công nghiệp và thiết bị điện; Máy kéo và máy nông nghiệp; Sản phẩm kim loại và composite cao cấp dùng trong ngành hàng không

Chi tiết danh mục sản phẩm cơ khí trọng điểm được xác định theo Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 15/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

  1. Điều kiện áp dụng:

– Doanh nghiệp, tổ chức có hoạt động sản xuất đối với lĩnh vực này và phát sinh doanh thu tương ứng trong năm 2019 hoặc năm 2020.

– Doanh nghiệp, tổ chức tự xác định lĩnh vực sản xuất theo đúng quy định pháp luật và thực hiện thủ tục gia hạn theo Nghị định số 41/2020/NĐ-CP.

– Trường hợp chi nhánh, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, tổ chức nêu tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 41/2020/NĐ-CP không hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc ngành nghề, lĩnh vực được gia hạn thì chi nhánh, đơn vị trực thuộc không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế.

Trường hợp có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhiều ngành kinh tế khác nhau trong đó có ngành kinh tế, lĩnh vực quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 41/2020/NĐ-CP thì Doanh nghiệp, tổ chức được gia hạn toàn bộ số thuế giá trị gia tăng, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo hướng dẫn tại Nghị định số 41/2020/NĐ-CP.

III- Doanh nghiệp, tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh theo các ngành kinh tế (xác định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam) được liệt kê tại Khoản 1, Khoản 2  Điều 2 Nghị định số 41/2020/NĐ-CP:

  1. Trường hợp áp dụng:

1.1. Doanh nghiệp, tổ chức hoạt động sản xuất trong các ngành kinh tế sau:

a) Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;

b) Sản xuất, chế biến thực phẩm; dệt; sản xuất trang phục; sản xuất da và các sản phẩmcó liên quan; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác; sản xuất kim loại; gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất ô tô và xe có động cơ khác; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế;

c) Xây dựng..

1.2. Doanh nghiệp, tổ chức hoạt động kinh doanh trong các ngành kinh tế sau:

a) Vận tải kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống; giáo dục và đào tạo; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; hoạt động kinh doanh bất động sản;

b) Hoạt động dịch vụ lao động và việc làm; hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch;

c) Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí; hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; hoạt động thể thao, vui chơi giải trí; hoạt động chiếu phim.

      2. Điều kiện áp dụng:

– Doanh nghiệp, tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với ngành nghề, lĩnh vực này và phát sinh doanh thu tương ứng trong năm 2019 hoặc năm 2020.

– Doanh nghiệp, tổ chức tự xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh theo đúng quy định pháp luật và thực hiện thủ tục gia hạn theo Nghị định số 41/2020/NĐ-CP.

– Trường hợp chi nhánh, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, tổ chức nêu tại Khoản 1, Khoản 2  Điều 2 Nghị định số 41/2020/NĐ-CP không hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc ngành nghề, lĩnh vực được gia hạn thì chi nhánh, đơn vị trực thuộc không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế.

Trường hợp có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhiều ngành kinh tế khác nhau trong đó có ngành kinh tế, lĩnh vực quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 41/2020/NĐ-CP thì Doanh nghiệp, tổ chức được gia hạn toàn bộ số thuế giá trị gia tăng, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo hướng dẫn tại Nghị định số 41/2020/NĐ-CP.

IV- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 (Danh sách tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố);

Lưu ý: Điều kiện gia hạn đối với tiền thuê đất

Doanh nghiệp, tổ chức đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định, Hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng năm./.

Nguồn: Cục thuế TP HCM