Chính sách thuế đối với Ngân hàng thương mại

Đăng bởi: Nguyễn Hải Tâm - Thursday 21/04/2016 - 13218 lượt xem.

Theo Khoản 9, Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC thì tỷ lệ khấu trừ thuê GTGT đầu vào được xác định như sau:
Tỷ lệ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ = (Doanh thu chịu thuế GTGT trong kỳ + Doanh thu không phải kê khai tính nộp thuế GTGT trong kỳ) / Tổng doanh thu dịch vụ bán ra trong kỳ
Khấu trừ thuế GTGT đầu vào của các chi phí liên quan đến máy rút tiền ATM
Từ 01/01/2014 Thuế GTGT đầu vào của các chi phí liên quan đến hoạt động của máy ATM không được khấu trừ mà tính vào nguyên giá tài sản cố định hoặc chi phí được trừ theo quy định
Về thuế GTGT của hàng hóa cho, biếu tặng
+ Khi ngân hàng sử dụng hàng hóa cho, biếu tặng khách hàng phải xuất hóa đơn và tính thuế GTGT đầu ra theo quy định
+ Giá tính thuế GTGT là giá bán của hàng hóa dịch vụ tương đương tại thời điểm biếu tặng khách hàng
+ Do không thu tiền, nên hàng hóa biếu tặng không phải hạch toán để tính thuế TNDN
+ Phần chênh lệch giữa thuế GTGT đầu ra phải nộp với thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì hạch toán vào chi phí được trừ với mức khống chế 10% từ năm 2014 về trước và khống chế 15% trong năm 2014. Trường hợp vượt quá mức khống chế thì khoản thuế GTGT đầu ra không được tính vào chi phí và bù đắp vào lợi nhuận sau thuế. Từ năm 2015 trở đi thì chi phí này không bị khống chế
Thuế nhà thầu của các khoản phí chuyển tiền ra nước ngoài
+ Đối với hình thức OUR: khi Ngân hàng Việt Nam trả khoản phí cho nhà thầu nước ngoài thì Ngân hàng Việt Nam phải kê khai và nộp thuế nhà thầu cho nước ngoài đối với các khoản phí bên nước ngoài được hưởng
+ Đối với hình thức SHARE và phí BEN Ngân hàng Việt Nam thực hiện kê khai và nộp thuế nhà thầu cho nước ngoài theo quy định đối với doanh thu nước ngoài nhận được

Nguồn tham khảo: Công văn 1566/TCT-DNL, ngày 14/04/2016

Nhập môn kế toán quản trị