Lạm phát lối sống

Đăng bởi: Hân Trần - Wednesday 10/05/2023 - 842 lượt xem.

CHUYÊN ĐỀ II : QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

BÀI 15 : LẠM PHÁT LỐI SỐNG

Lạm phát lối sống, hay còn gọi là Lifestyle Creep, là một thuật ngữ chỉ việc mức sống của một cá nhân được cải thiện do thu nhập của họ tăng lên và những thứ trước đây được coi là xa xỉ lại trở thành những nhu cầu thiết yếu.

Khi thu nhập gia tăng, bạn có xu hướng mua những món đồ xa xỉ nhiều hơn, con người sinh ra nhiều sở thích và đam mê hơn, việc chọn nhà hàng, trang phục, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày cũng cần phải “nâng cấp” hơn trước. Đại loại là khi bạn nhận ra, những thứ xa xỉ trước đây trở thành bình thường mới của mình.

Biểu hiện tồi tệ nhất của lạm phát lối sống là tăng chi tiêu, tăng nợ nần, giảm đầu tư/tiết kiệm. Điều này không chỉ trực tiếp gây ra những áp lực tài chính ngắn hạn cho bạn, mà còn góp phần phá vỡ những kế hoạch tài chính của bạn trong dài hạn.

Nói như vậy cũng không có nghĩa rằng việc tăng chi tiêu là hoàn toàn xấu. Lạm phát lối sống là điều chắn chắn sẽ xảy ra và cũng là điều nên xảy ra khi thu nhập của bạn gia tăng, vì bạn có quyền nâng cao chất lượng cuộc sống của mình sau khi đã nỗ lực tạo ra nhiều thu nhập hơn trước.

Điều quan trọng là, chúng ta cần kiểm soát mức lạm phát này.

Bí quyết tốt nhất là luôn tuân thủ theo phương pháp chi tiêu khoanh vùng, tiếp tục chia thu nhập ra thành các khoản ngân sách đầu tư/tiết kiệm, giải trí, thiết yếu với tỷ lệ hợp lý ngay khi nhận được thu nhập. Phần thưởng của bạn khi tuân thủ được phương pháp này chính là chất lượng cuộc sống được gia tăng đồng đều và rút gắn thời gian đạt được kế hoạch tài chính dài hạn.

 

Nguồn : Hương Nguyễn
Biên tập : Trần Thị Mai Hân ( Hana Tran )

25 lời khuyên tài chính dành cho các cặp đôi – Webketoan – Tư vấn Kế toán online

Nhập môn kế toán quản trị