Số vòng quay hàng tồn kho là gì? Ý nghĩa và cách tính Inventory turnover ratio

Đăng bởi: Chinh Nguyễn - Tuesday 30/05/2023 - 964 lượt xem.

Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động được hiểu là một tập hợp các chỉ số tài chính dùng để đánh giá khả năng của một công ty trong việc chuyển đổi các hạng mục khác nhau thành tiền mặt hoặc doanh thu. Nhóm chỉ số này gồm:

  • Số vòng quay các khoản phải thu – Accounts receivable turnover ratio
  • Số vòng quay hàng tồn kho – Inventory turnover ratio
  • Hiệu suất sử dụng tài sản cố định – Sales-to-Fixed assets ratio
  • Hiệu suất sử dụng tổng tài sản – Sales-to-total assets ratio
  • Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần – Sales-to-equity ratio

Qua bài viết này, Webketoan sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Số vòng quay hàng tồn kho – Inventory turnover ratio.

Xem thêm: Tổng hợp các Tỷ số tài chính quan trọng trong phân tích Tài chính doanh nghiệp

Số vòng quay hàng tồn kho là gì?

Số vòng quay hàng tồn kho tiếng Anh là Inventory turnover ratio.

Là thước đo số lần hàng tồn kho của một cơ sở kinh doanh luân chuyển trong một khoảng thời gian nhất định để tạo ra doanh thu được ghi nhận trong khoảng thời gian đó.  Đây là một chỉ số tài chính quan trọng mà dựa vào nó các nhà quản trị có thể đánh giá được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.

vòng quay hàng tồn kho

Công thức tính vòng quay hàng tồn kho

Trong đó:

Giá vốn hàng bán – Cost of Goods Sold chính là tổng doanh thu trong kỳ kế toán.

Giá trị hàng tồn kho trung bình – Average Inventory được tính theo công thức như sau:

(Giá trị tồn kho đầu kỳ + Giá trị tồn kho cuối kỳ) / 2

Ý nghĩa của Số vòng quay hàng tồn kho

Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Điều này cho thấy doanh nghiệp sẽ có ít rủi ro hơn khi phản ánh trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm.

Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng thấp càng cho thấy Doanh nghiệp bán hàng chậm và hàng tồn kho bị ứ đọng nhiều. Dự trữ quá nhiều sẽ gây ứ đọng vốn, gia tăng chi phí bảo quản và dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp.

Ví dụ minh họa

Ta có số liệu của Công ty TNHH ABC trong năm 2022 như sau:

Giá vốn hàng bán: 112.760 triệu đồng

Bình quân giá trị hàng tồn kho: 27.530 triệu đồng

Ta tính được:

Số vòng quay hàng tồn kho của công ty = 112.760/27.530=4.09 lần

Tính toán trên cho thấy rằng trong năm 2022 hàng tồn kho của công ty ABC luân chuyển 4,09 vòng có nghĩa là khoảng 88 ngày một vòng.

Số vòng luân chuyển hàng tồn kho cao hay thấp tùy thuộc vào đặc điểm ngành kinh doanh. Nếu công ty ABC là nhà máy sản xuất rượu vang với số vòng luân chuyển hàng tồn kho 4,09 vòng/năm cho thấy công ty đã sản xuất sản phẩm quá nhanh đến nỗi rượu chưa thích hợp để uống. Ngược lại, nếu công ty ABC kinh doanh rau quả tươi với hàng hoá khoảng 88 ngày quay vòng một lần thì có lẽ là hàng hoá chưa kịp bán đã bị hư hỏng.

Số vòng quay hàng tồn kho bao nhiêu là tốt?

Theo như các chuyên gia tài chính, hoàn toàn không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Để đánh giá được hệ số vòng quay tính ra có tốt hay không còn phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực mà doanh nghiệp kinh doanh.

Ví dụ, đối với các doanh nghiệp kinh doanh xe hơi, số vòng quay hàng tồn kho chỉ rơi vào khoảng 2-3 vòng/năm. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp kinh doanh linh kiện, phụ tùng ô tô, số vòng quay trong 1 năm có thể lên tới con số 40.

Như vậy, những ngành hàng có tỷ suất lợi nhuận thấp thường sẽ có số vòng quay hàng tồn kho cao, ngược lại, những ngành hàng có tỷ suất lợi nhuận cao thường sẽ có số thấp.

Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng Inventory Turnover là một giá trị bình quân tương đối tính trong 1 năm. Trong năm, có thể sẽ có những thời điểm doanh nghiệp áp dụng chính sách xúc tiến bán như các chương trình khuyến mãi, khuyến mại,… Điều này có thể tác động và làm thay đổi giá trị của vòng quay hàng tồn kho.

Để đánh giá được giá trị vòng quay hàng tồn kho đó là tốt hay chưa tốt, các bạn chú ý đến hai yếu tố sau:

So sánh với số liệu của các năm trước để đánh giá.

So sánh với đối thủ cạnh tranh trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, một phân khúc thị trường.

Nguồn tham khảo: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp UEH, investopedia.com. sapp.edu

Diễn đàn Webketoan